【bxh đuc 2】Đề nghị bổ sung nguyên tắc khi thực hiện dân chủ cơ sở ở doanh nghiệp
Thực hiện dân chủ ở cơ sở là dự luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ ba và sẽ thông qua tại kỳ họp thứ tư. |
Góp ý Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở,Đềnghịbổsungnguyêntắckhithựchiệndânchủcơsởởdoanhnghiệbxh đuc 2 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị bổ sung vào luật nguyên tắc, việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệpkhông được làm ảnh hưởng hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Ngày 6/10 Phó tổng thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn đã ký văn bản gửi Ủy ban Pháp luật của Quốc hội hồi âm đề nghị góp ý Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (Dự thảo).
Theo VCCI, Dự thảo hiện có một số quy định liên quan đến lĩnh vực lao động, có nguy cơ chồng lấn và khác biệt với pháp luật lao động hiện hành. Điều này có nguy cơ tạo ra khó khăn trong áp dụng trên thực tế.
Chẳng hạn Khoản 3 Điều 71 Dự thảo quy định "việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động” là nội dung người lao động tham gia ý kiến trước khi tổ chức có sử dụng lao động quyết định. Quy định này được hiểu, tổ chức có sử dụng lao động bắt buộc phải lấy ý kiến người lao động về nội dung trên trước khi quyết định.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 93 Bộ luật lao động 2019 quy định "Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động”.
Theo quy định này thì tổ chức có sử dụng lao động chỉ phải lấy ý kiến người lao động (thông qua tổ chức đại diện người lao động) trong trường hợp có tổ chức đại diện người lao động, còn những nơi không có tổ chức đại diện người lao động thì việc lấy ý kiến người lao động trước khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động là không bắt buộc.
VCCI đề nghị điều chỉnh lại quy định tại khoản 3 Điều 71 Dự thảo để đảm bảo thống nhất với quy định tại pháp luật về lao động.
Nội dung thứ hai VCCI đề cập là các tác động đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp.
Theo cơ quan góp ý, việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp được hiểu nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, được tham gia có ý kiến, giám sát, kiểm tra những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của mình.
Tuy nhiên, việc thực hiện các hoạt động như: người lao động tham gia ý kiến; người lao động bàn và quyết định một số nội dung; người lao động kiểm tra, giám sát quy định tại Chương IV Dự thảo sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp nếu các hoạt động này bị lạm dụng và/hoặc thực hiện một cách không hợp lý, không phù hợp.
Điều này có thể tạo ra chi phí thực hiện, rủi ro trong quá trình thực hiện khi thành lập doanh nghiệp chính thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đây có thể là một lực cản khiến nhiều hộ kinh doanh, những mô hình kinh doanh không chính thức không đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp, ngại thành lập doanh nghiệp chính thức. Về dài hạn điều này không tốt cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
"Đề nghịbổ sung vào luật nguyên tắc, việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp không được làm ảnh hưởng hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp", văn bản góp ý nêu rõ.
Một góp ý nữa từ VCCI là cần bỏ quy định về Ban Thanh tra nhân dân ở tổ chức có sử dụng lao động.
Bởi, theo quy định của pháp luật hiện hành, Công đoàn là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tại doanh nghiệp. Công đoàn có chức năng và quyền hạn gần như bao phủ hầu hết các quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân quy định tại khoản 2 Điều 80 Dự thảo và còn mở rộng nhiều quyền hạn có tính đại diện và bảo vệ quyền lợi cao hơn cả Ban Thanh tra nhân dân.
Mặt khác, Dự thảo quy định "Ban Thanh tra nhân dân ở tổ chức có sử dụng lao động có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước” (khoản 1 Điều 80); Ban Thanh tra nhân dân có quyền "yêu cầu người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của tổ chức có sử dụng lao động cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc kiểm tra, giám sát” (điểm b khoản 2 Điều 80); tổ chức có sử dụng lao động có trách nhiệm ”cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân” (điểm b khoản 1 Điều 82).
VCCI cho rằng quy định ”Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước” là phạm vi quá rộng, Ban Thanh tra nhân dân có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các tài liệu, thông tin không liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Những thông tin này có thể liên quan đến bí mật kinh doanh hoặc những nội dung không cần phải công khai cho người lao động.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nếu Ban Thanh tra nhân dân lạm dụng quyền hạn và Dự thảo cũng không có quy định nào về việc kiểm soát vấn đề này, VCCI lo ngại.
Thực hiện dân chủ ở cơ sở là dự luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ ba và sẽ thông qua tại kỳ họp thứ tư, Ủy ban Pháp luật là cơ quan chủ trì thẩm tra.
相关推荐
- Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
- Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack