【giải vô địch quốc gia trung quốc】Dấu ấn tôn vinh giá trị gia đình Việt

Ngoại Hạng Anh 2025-01-10 19:03:01 412

VHO - Ngày Gia đình Việt Nam (28.6) năm nay được các tỉnh,ấuấntônvinhgiátrịgiađìnhViệgiải vô địch quốc gia trung quốc thành phố đồng loạt tổ chức với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng nhằm hướng đến những mục tiêu cao cả vì lợi ích của từng gia đình gắn với lợi ích xã hội, tôn vinh giá trị nhân văn sâu sắc của mỗi gia đình Việt…

Trao đổi với Văn Hóa, Vụ trưởng Vụ Gia đình, TS Trần Tuyết Ánh khẳng định, sức lan tỏa của Ngày Gia đình Việt Nam cho đến thời điểm này là rất lớn và đã trở thành ngày truyền thống, có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người Việt chúng ta.

Dấu ấn tôn vinh giá trị gia đình Việt - ảnh 1
Vụ trưởng Vụ Gia đình, TS Trần Tuyết Ánh

P.V: Thưa bà, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 72/2001/QĐ-TTg năm 2001, lấy ngày 28.6 hằng năm làm “Ngày Gia đình Việt Nam”, đến nay đã qua 23 lần tổ chức. Với vai trò cơ quan quản lý nhà nước về công tác gia đình, bà có thể đánh giá về sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng của Ngày Gia đình Việt Nam đối với đời sống xã hội hiện tại?

- TS Trần Tuyết Ánh: Ngày Gia đình Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt bởi nó là chất xúc tác, là tiền đề hình thành bộ máy công tác gia đình từ Trung ương đến địa phương như hiện nay, nhằm cụ thể hóa những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về gia đình trên phạm vi toàn quốc. Có thể những năm đầu tiên, Ngày Gia đình Việt Nam còn mới mẻ, nhưng cho tới những năm trở lại đây thì nó đã có sức lan toả mạnh mẽ trên diện rộng, được mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng và toàn xã hội ủng hộ.

Sau 23 năm tổ chức, Ngày Gia đình Việt Nam đã trở thành ngày truyền thống, có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người Việt chúng ta. Đây cũng là ngày thắp lên tinh thần hướng về gia đình, hướng về cội nguồn, từ đó nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những giá trị nhân văn cao quý của dân tộc. Cùng với sự phát triển của đất nước, theo thời gian, Ngày Gia đình Việt Nam cũng dần trở thành ngày hội trên mọi miền đất nước, một nét đẹp văn hóa - nơi mà yêu thương và chia sẻ được tôn vinh. Các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam được tổ chức ngày càng phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.

Vào dịp 28.6, các cấp, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở lại có nhiều hoạt động thiết thực để tôn vinh gia đình Việt Nam; quan tâm, chăm sóc những gia đình khó khăn, chính sách. Đây cũng là dịp để các thành viên giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Nhiều người coi đây là dịp để ông bà, cha mẹ, con cái quây quần và cùng hướng về gia đình, tri ân ông bà, cha mẹ... hay là dịp để anh chị em, con cháu thể hiện sự quan tâm, gắn kết, ghi nhớ và phát huy truyền thống, nề nếp, gia phong; đánh thức trong mỗi người suy ngẫm sâu sắc hơn và hành động thiết thực hơn, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình và của Tổ quốc.

Chủ đề của Ngày Gia đình Việt Nam luôn có sự thay đổi với những thông điệp cụ thể, điều này có ý nghĩa gì, thưa bà?

- Việc xây dựng chủ đề Ngày Gia đình Việt Nam được lựa chọn rất cẩn thận, ẩn chứa những ý nghĩa nhân văn, giáo dục để hướng đến mục tiêu chung là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Chủ đề hằng năm thường được gắn với bối cảnh thời gian, không gian nhất định. Đơn cử như chủ đề Bữa cơm gia đình ấp áp yêu thương được lựa chọn có tính liên tục suốt nhiều năm, từ 2014, nhằm thông qua bữa cơm để khơi dậy những giá trị nhân văn, tốt đẹp của gia đình Việt. Bữa ăn của người Việt không chỉ để thỏa mãn nhu cầu sinh học mà còn thỏa mãn nhu cầu xã hội, là nơi để các thành viên quan tâm, chăm sóc, chia sẻ và giáo dục con cháu. Hoặc chủ đề năm 2021 là Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc đặt vào thời điểm đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều cán bộ, bác sĩ, chiến sĩ đã không quản ngại gian khổ, hiểm nguy đi vào tâm dịch. Chính gia đình là điểm tựa, niềm tin, động viên họ vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều gia đình đã quyên góp ủng hộ vật chất, tinh thần, gương mẫu, động viên người thân chấp hành tốt chủ trương, chung sức cùng Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị phòng, chống dịch bệnh, để Việt Nam trở thành điểm sáng được bạn bè thế giới ghi nhận, đánh giá cao.

Dấu ấn tôn vinh giá trị gia đình Việt - ảnh 2
Bình Thuận tổ chức “Ngày hội gia đình các tỉnh Đông Nam Bộ lần thứ XIII, năm 2024”. Ảnh: HÀ LÊ

Thưa bà, chủ đề năm nay “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng” thực sự rất có ý nghĩa, đây có phải là thông điệp tư tưởng xuyên suốt của công tác gia đình?

- Ngay từ đầu năm, Bộ VHTTDL đã có Công văn gửi tới UBND các tỉnh, thành phố, ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động về công tác gia đình, trong đó có nội dung triển khai tổ chức hoạt động hưởng ứng, kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam với chủ đề Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng, lồng ghép với Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình chủ đề Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương, tạo thành chuỗi các hoạt động của Tháng gia đình, với nhiều sự kiện, truyền thông thu hút được sự tham gia, chú ý của đông đảo các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cá nhân…

Nhìn chung, các hoạt động đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc truyền thông chủ đề Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng và các thông điệp nhân kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28.6 và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình tới người dân ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Các hoạt động trong Ngày hội được tổchức phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, nhiều nội dung phong phú, có trọng tâm, trọng điểm, gắn liền với các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, nhằm hướng đến xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.

Mục đích lớn nhất của công tác quản lý nhà nước về gia đình là hướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc. Chính vì vậy, cần phải có giải pháp để làm sao mỗi gia đình Việt Nam luôn lấy hạnh phúc làm khát vọng hàng đầu. Để làm được điều này, chắc chắn không chỉ có cơ quan quản lý nhà nước mà còn cần sự vào cuộc của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể trong xã hội, thưa bà?

Đúng vậy, sự chung tay của toàn xã hội với cơ quan quản lý nhà nước đã mang lại những kết quả tích cực của công tác gia đình trong tổng thể chung các thành tựu của văn hóa, thể thao, du lịch. Qua đó, góp phần tạo nên sức mạnh nội sinh giúp cho ngành văn hóa thực hiện, ngăn chặn được sự xuống cấp đạo đức. Trong muôn vàn những vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước về công tác gia đình, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng ngay từ ngày đầu tiếp cận với lĩnh vực này đã  xác định như vậy tại phiên họp làm việc đầu tiên với Vụ Gia đình, đánh giá về những vấn đề vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về gia đình. 

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, xác đáng của lãnh đạo Bộ, công tác gia đình đã có những bứt phá nổi trội như xây dựng và tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV (Luật số 13/2022/QH15 ngày 14.11.2022). Hội thảo khoa học “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” có ý nghĩa quan trọng để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra về “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới” và ý kiến kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngày 24.11.2021. Trong đó, Hệ giá trị gia đình được xác lập rất rõ với giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh.

Hệ giá trị gia đình Việt Nam phát triển vững chắc sẽ là nền tảng để xây dựng hệ giá trị quốc gia văn minh và giàu bản sắc, đó cũng là cơ sở để thực hiện khát vọng phát triển đất nước hùng cường với những con người Việt Nam có tầm vóc, thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, hội tụ trí tuệ, tài năng... Từ đó, đưa nước ta hội nhập sâu rộng quốc tế song vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Đây chính là nền tảng cơ bản, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xây dựng hệ giá trị gia đình trong tình hình mới và đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống.

Cách đây 1 tuần, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa  đã có buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ VHTTDL. Có nhiều ý kiến của các thành viên trong buổi làm việc đề cập cần quan tâm hơn nữa xây dựng các nguồn lực để phát triển lĩnh vực gia đình. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới phát triển công tác xây dựng gia đình, điều này thể hiện rất rõ ở Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24.6.2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.

Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 đặt mục tiêu chung xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là hạt nhân, tế bào lành mạnh của xã hội, tổ ấm của mỗi người; là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, lối sống tôn trọng đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phát huy, nhân rộng các giá trị tốt đẹp góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước.

 Hiện nay, Bộ VHTTDL đang nghiên cứu, triển khai thực hiện 02 nhiệm vụ: Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thí điểm bộ chỉ số gia đình hạnh phúc; Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thử nghiệm dịch vụ công về giáo dục kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc trước khi kết hôn. Dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 12 .2024. Theo tôi, việc tuyên truyền hệ giá trị gia đình trong giai đoạn hiện nay là nền tảng của đạo đức, gia đình có thể coi như cái cây cần có sự quan tâm vun xới, ngay từ cái gốc rễ thì cái cây mới tươi tốt, phát triển. Tổ chức kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam (28.6) hay Ngày quốc tế Hạnh phúc (20.3) là những hoạt động quan trọng để tạo sức lan toả mạnh mẽ đối với toàn xã hội.

 Sôi nổi các hoạt động nổi bật hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam

 Dịp 28.6 vừa qua, nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức Ngày Gia đình Việt Nam thu hút được đông đảo mọi tầng lớp tham gia. Có thể kể đến: Long An tổ chức buổi tọa đàm, trao đổi, giao lưu với các gia đình văn hóa tiêu biểu; Ninh Thuận,Vĩnh Long tổ chức Hội thi “Gia đình nghệ thuật, Gia đình vui hội, Gia đình hiểu ý nhau, chuyền bong bóng khéo, cùng con đọc sách, món ngon cuối tuần”; Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị tọa đàm “Xây dựng gia đình hạnh phúc” và biểu dương các điển hình tiên tiến, trao giải cuộc thi ảnh “Khoảnh khắc gia đình yêu thương”; Cần Thơ tổ chức Hội thi CLB “Xây dựng Gia đình phát triển bền vững”; Kiên Giang tổ chức Hội thi “tìm hiểu kiến thức về xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam; Quảng Ngãi tổ chức Ngày hội văn hóa Gia đình công nhân, viên chức và liên hoan các câu lạc bộ gia đình văn hóa; Bình Thuận tổ chức “Ngày hội gia đình các tỉnh Đông Nam Bộ lần thứ XIII, năm 2024”; TP Hải Phòng tổ chức “Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024”; Đồng Tháp tổ chức Hội thi Gia đình tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp năm 2024; TP Hà Nội đã tổ chức thi đấu giải Cầu lông gia đình Hà Nội năm 2024, tổ chức phòng đọc chuyên đề “Gia đình Việt Nam”; Cao Bằng tổ chức Hội thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình”; Hậu Giang tổ chức triển lãm ảnh, sách và hội thi “Tuyên truyền viên giỏi về công tác gia đình, bình đẳng giới và an toàn giao thông”…

(Bài có sự phối hợp Vụ Gia đình, Bộ VHTTDL)

本文地址:http://app.marimbapop.com/news/055b799632.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack

Hơn 6.000 ha đất được quy hoạch để phát triển khu, cụm công nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên

NGHỊ QUYẾTVề việc phê chuẩn quyết toán ngân sách thành phố Cần Thơ năm 2022

HoREA đưa giải pháp tháo gỡ tình trạng giá nhà cao hơn 20 lần thu nhập trung bình

Party chief works with Bình Dương Military Command

Ngành điện đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán trực tuyến

Đà Nẵng cần khẳng định vai trò của một đô thị trung tâm

Thử thách lòng gan dạ khi tới thăm những địa điểm rùng rợn bậc nhất Vương quốc Anh

友情链接