【kết quả bóng đá số hôm nay】DN thủy sản kiến nghị về phí phải cộng vào trị giá hải quan

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 14:57:02 评论数:

dn thuy san kien nghi ve phi phai cong vao tri gia hai quan

Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty CP thủy sản Bình Định. Ảnh: T.H

Theủysảnkiếnnghịvềphíphảicộngvàotrịgiáhảkết quả bóng đá số hôm nayo VASEP, thực hiện công văn số 1237/TCHQ-TXNK ngày 8/3/2018 của Tổng cục Hải quan về phí CIC, DO, vệ sinh container, các DN thủy sản đã gặp bất cập trong việc xác định trị giá hải quan.

Theo quy định, nếu DN ký hợp đồng mua hàng với các điều kiện đã bao gồm cước, phí vận tải như: CFR, CIF… Có nghĩa là tất cả các cước, phí liên quan đến lô hàng là người bán đã tính hết vào giá bán của lô hàng đó để người mua thanh toán, và người bán đã thanh toán toàn bộ cước, phí có liên quan đến việc vận chuyển lô hàng đó đến cảng Việt Nam.

Nếu cơ quan Hải quan cộng thêm 1 lần nữa các loại phí này vào trị giá hải quan thì vô hình chung phí này đã được cộng vào giá 2 lần, không phản ánh đúng giá thực tế thanh toán.

Trong trường hợp DN mua hàng với điều kiện đã bao gồm cước, phí (CFR, CIF….), nhưng vẫn phải thanh toán cước, phí đó tại đầu Việt Nam thì khi tính trị giá hải quan, cơ quan Hải quan phải trừ ra phần cước, phí mà DN phải thanh toán tại đầu Việt Nam. Đây là các khoản phải trừ theo qui định tại điểm c, khoản 2 điều 15 Thông tư 39/2015/TT-BTC.

VASEP cho rằng, các phí CIC, DO, vệ sinh container đều là các phí phát sinh sau khi hàng về cảng và thanh toán tại Việt Nam, không phải là phí mà DN trả khi hàng còn chưa đến cảng. Chỉ khi DN làm thủ tục nhận container thì hãng tàu mới thu các phí này.

Do đó, căn cứ theo khái niệm trị giá hải quan là các chi phí phải thanh toán trước khi hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên như các quy định nói trên thì các phí này không phát sinh trước khi đến cửa khẩu nhập đầu tiên mà phát sinh sau khi hàng đã đến cửa khẩu nên không phù hợp để tính vào trị giá hải quan của lô hàng đó.

Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn, các loại phí này khi thu, hãng tàu đều phát hành hoá đơn VAT. Như vậy, nếu cơ quan Hải quan yêu cầu cộng thêm phí này vào trị giá tính thuế thì sẽ khiến số thuế VAT của phí này bị nhân đôi lên vì khi cộng vào trị giá tính thuế trên tờ khai hải quan thì số thuế VAT trên tờ khai sẽ đội lên tương ứng. Nhiều trường hợp, các loại phí này DN chỉ biết chính xác khi làm thủ tục nhận container tại hãng tàu, như vậy trước đó DN không thể biết chính xác trị giá các phí này là bao nhiêu để khai vào tờ khai và nếu có khai cũng như không có chứng từ đính kèm để chứng minh giá trị mà DN khai là đúng. Do đó, hậu quả là DN sẽ phải khai đi khai lại rất nhiều lần.

Các DN cho rằng, phí CIC/EIS đa phần chỉ phát sinh khi DN nhập hàng từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, không phải hãng tàu nào cũng có phí này. Các hãng tàu lớn có lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu ở các nước cân đối thì không xảy ra trường hợp mất cân bằng container nên không phát sinh phí này.

Như vậy, nếu phí này liên quan đến vận chuyển thì phải thuộc diện không chịu thuế VAT giống như cước tàu (tức là thuế VAT = 0%). Nhưng trong thực tế, phí này đang chịu mức thuế VAT 10%.

Đối với phí vệ sinh container thông thường, DN xác định được số tiền trước khi khai hải quan. Nếu phí này liên quan đến vận chuyển thì phí này phải thuộc diện không chịu thuế VAT giống như cước tàu (tức là thuế VAT = 0%). Nhưng trong thực tế, phí này đang chịu mức thuế VAT 10%.

Đối với phí vệ sinh container chuyên dụng (hay còn gọi là phí vệ sinh container công nghiệp), DN chỉ biết mức phí sau khi đã dỡ hàng và trả container rỗng (tức là sau khi hàng đã đến cảng nhập khẩu rồi).

Liên quan đến phí D/O, nếu phí này liên quan đến vận chuyển thì phải thuộc diện không chịu thuế VAT giống như cước tàu (tức là thuế VAT = 0%). Nhưng trong thực tế, phí này đang chịu mức thuế VAT 10%.

Để đảm bảo công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN cũng như tháo gỡ các vướng mắc bất cập của DN, nhất là khi các chi phí của DN đang ngày càng tăng cao như hiện nay, VASEP kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét: Đối với phí CIC/EIS, hiện tại phí này có thuế VAT, cho nên nếu chưa có hướng dẫn quy định thuế VAT 0% cho loại phí này thì đề nghị Tổng cục Hải quan không truy thu và không kiểm tra sau thông quan đối với phí này.

Đối với phí vệ sinh container. DN kiến nghị các quy định cần phân biệt rõ nếu các loại phí này đã nằm trong giá mua với điều kiện bao gồm cước, phí thì không cộng thêm vào trị giá hải quan. Trong đó, đối với phí vệ sinh container nếu chưa có hướng dẫn nào đồng ý VAT bằng 0% cho loại phí này thì không truy thu và không kiểm tra sau thông quan phí này như quy định trong công văn số 1237/TCHQ-TXNK.

Đối với phí vệ sinh chuyên dụng, VASEP đề nghị không đưa vào trị giá tính thuế mà áp dụng theo luật thuế VAT như hiện nay. Đối với phí DO, đề nghị không cộng phí này vào trị giá tính thuế vì không liên quan đến cước tàu và phí này cũng đang áp dụng mức VAT 10%.

Được biết, trước những cách hiểu khác nhau giữa DN và cơ quan Hải quan về có hay không cộng khoản chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên vào trị giá hải quan, Tổng cục Hải quan vừa có thêm công văn hướng dẫn hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất việc tính các khoản phí này vào trị giá hải quan.

Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố chỉ hướng dẫn DN thực hiện khai báo chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên nếu các khoản chi phí này thuộc khoản điều chỉnh cộng quy định tại điểm g khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC và đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC. Cửa khẩu nhập đầu tiên đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không là cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra các khoản phí này tại khâu trong và sau thông quan để thực hiện việc xác định trị giá đúng quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Thông tư 39/2015/TT-BTC, Thông tư 38/2015/TT-BTC.

最近更新