Đơn cử,Điềuchỉnhrútgọnmẫubiểubáocáovềnợcôket qua thuy si so với Thông tư số 53/2011/TT-BTC, trong dự thảo thông tư này, Bộ Tài chính sẽ chỉ tổng hợp và lập báo cáo về nợ công theo 6 mẫu biểu, thay vì 14 mẫu biểu trước đây. Cụ thể, Bộ Tài chính sẽ không phải tổng hợp và lập báo cáo về các kế hoạch như: Rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ phân theo loại chủ nợ và mục đích sử dụng; trả nợ nước ngoài của chính phủ; vay trong nước của chính phủ phân theo mục đích sử dụng và phương thức vay; trả nợ trong nước của Chính phủ; rút vốn vay nước ngoài của các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh phân theo loại chủ nợ; trả nợ của các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh phân theo loại chủ nợ; vay của chính quyền địa phương phân theo phương thức vay; trả nợ của chính quyền địa phương. Nhằm quy định rõ chức năng nhiệm vụ, trình tự lập và báo cáo, dự thảo thông tư quy định sở tài chính tỉnh, thành phố là cơ quan đầu mối chủ trì, tổng hợp trình UBND các tỉnh, thành phố để báo cáo Bộ Tài chính về tình hình thực hiện vay và trả nợ của địa phương (bao gồm cả các khoản vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ). Dự thảo cũng có sự điều chỉnh, bổ sung các mẫu biểu báo cáo cho các cơ quan cho vay lại chịu trách nhiệm lập và cung cấp cho Bộ Tài chính. Dự kiến, các cơ quan này sẽ phải lập và báo cáo theo 6 mẫu gồm: Nợ của các khoản vay nước ngoài về cho vay lại; Thực hiện rút vốn vay về cho vay lại; Thực hiện thu hồi nợ cho vay lại; Thực hiện trả nợ trực tiếp cho nước ngoài; Báo cáo tình hình các dự án có nợ quá hạn; Dư nợ của đơn vị vay lại có nợ quá hạn.Dự thảo thông tư giữ nguyên 5 mẫu biểu về công khai thông tin về nợ công gồm: mẫu: Các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia; Vay và trả nợ của Chính phủ; Vay và trả nợ được Chính phủ bảo lãnh; Vay và trả nợ trong nước của chính quyền địa phương; Vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia. Dự kiến Thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 53/2011/TT-BTC./. Đức Minh |