【kq malaysia】Nhà đầu tư Nhật săn dự án cao tốc của VEC
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 17:13:38 评论数:
1 tỷ USD cho 30 năm
Sau hơn 1 năm nghiên cứu,àđầutưNhậtsăndựáncaotốccủkq malaysia giữa tuần trước, Công ty tư vấn Index Consulting (Nhật Bản) cùng các đối tác Deloitte - Nishimura & Asahi - Padeco đã có buổi báo cáo Lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) kết quả nghiên cứu về khả năng nhượng quyền tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây của VEC.
Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây do VEC đầu tưvà quản lý đã được đưa vào khai thác hơn 3 năm |
Đây là dự ánnghiên cứu mô hình nhượng quyền khai thác tuyến đường cao tốc đầu tiên tại Việt Nam được triển khai từ tháng 6/2017 với sự bảo trợ bởi Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Ông Mai Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT VEC cho biết, kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các nhà đầu tư Nhật Bản làm rõ cơ hội đầu tư vào tuyến cao tốc huyết mạch của khu vực Đông Nam bộ dài 55 km này.
“Kết quả nghiên cứu của Index Consulting về khả năng chuyển nhượng quyền khai thác tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây của chúng tôi là rất tích cực”, ông Mai Tuấn Anh cho biết.
Cụ thể, tại báo cáo của mình, với cùng thời gian 30 năm, Index Consulting đưa ra 2 phương án nhượng quyền tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Theo đó, nếu giữ nguyên quy mô 4 làn xe hiện hữu, giá trị nhượng quyền tuyến cao tốc này là 796 triệu USD. Nếu VEC cho phép nhà đầu tư mở rộng tuyến cao tốc này lên 6 làn xe vào năm 2020 với chi phí khoảng 406 triệu USD, giá trị nhượng quyền tuyến đường sẽ lên tới hơn 1 tỷ USD.
Đại diện VEC cho biết, đơn vị tư vấn Nhật Bản đang nghiêng về phương án chuyển nhượng kết hợp mở rộng, do tổng doanh thu khai thác tuyến đường này sẽ cao hơn đáng kể so với phương án 4 làn (5,3 tỷ USD/3,81 tỷ USD). Đây cũng là phương án mà đơn vị đang vận hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây mong muốn, bởi tính toán sơ bộ cho thấy, với tốc độ tăng trưởng phương tiện như hiện nay, tuyến đường này sẽ mãn tải trong 5 - 7 năm tới.
Tại kết quả nghiên cứu gửi VEC vào tháng 7/2018, đơn vị tư vấn khẳng định, với phương án chuyển nhượng kết hợp mở rộng từ 4 lên 6 làn xe, VEC hoàn toàn có khả năng hoàn trả vốn vay theo kế hoạch trả nợ với JICA và ADB, việc trả nợ với các nhà tài trợ vốn đầu tư xây dựng công trình sẽ kết thúc vào năm 2032.
VEC được lợi gì?
Theo ông Mori Masafumi, Thứ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, nhiều nhà đầu tư hạ tầng và tài chínhlớn tại nước này đang rất quan tâm đến việc nhượng quyền tuyến đường cao tốc này. Chính phủ Nhật Bản và Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ để Dự án được triển khai thành công, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng đường bộ tại Việt Nam.
VEC được giao làm chủ đầu tư 5 dự án đường cao tốc với chiều dài 550 km. Hiện Tổng công ty đã hoàn thành, đưa vào khai thác 415 km, chiếm 57% tổng chiều dài đường cao tốc cả nước; phục vụ an toàn 124,5 triệu lượt xe, tổng doanh thu phí đạt 9.731,3 tỷ đồng.
Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có tổng mức đầu tư giai đoạn I là 20.630 tỷ đồng, được thực hiện bằng vốn vay của ADB và JICA. Chỉ sau hơn 3 năm đưa vào khai thác, đã có hơn 45 triệu lượt phương tiện qua lại tuyến cao tốc huyết mạch này.