Đóng học phí từ tiền thưởng
Ngọc Châu từng là học sinh lớp 10 chuyên Lý,ọcnhằnướcmơsưphạkèo 2.5/3 Trường THPT chuyên Bình Long (2022-2023) nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn nên phải xin chuyển về học ở Trường THPT Trần Phú để tiết kiệm chi phí đi lại. Nói là gần hơn, nhưng đường từ nhà đến trường cũng phải hơn 10km, phải qua lô cao su nên buổi trưa em thường ở lại trường và nhờ những bữa cơm chay từ thiện để giảm gánh nặng cho gia đình.
Suốt 11 năm đến trường, Ngọc Châu luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc và giành nhiều giải thưởng trong các cuộc thi học sinh giỏi
Khó khăn không là cái cớ khiến nữ sinh nghèo sa sút trong học tập. Năm học 2023-2024, em là học sinh xuất sắc nhất khối 11, giải nhì cấp tỉnh môn Vật lý. Tất cả tiền thưởng, học bổng đến từ các cuộc thi (học sinh giỏi, giải Olympic, sáng tạo trẻ…) đều được Châu gom góp đóng học phí suốt những năm phổ thông.
Ngày nghỉ, ngày lễ em đều chạy tìm việc làm thêm, từ bán hàng thời vụ, đến mót điều, làm cỏ mướn… “Em đang tiết kiệm từng chút, làm lộ phí để vào giảng đường đại học sắp tới. Chỉ có điều ở vùng quê nghèo khó, công việc không đều, ngày công rẻ mạt nên số tiền tích góp cũng chẳng được bao nhiêu. Quá nhiều khó khăn mà em phải đối mặt trong năm cuối cấp và trước cánh cửa đại học. Em đang tính đến việc xin vay vốn sinh viên, nếu không được có lẽ em phải bảo lưu kết quả 1 năm mới có thể đi học tiếp”, nữ sinh nghèo ngậm ngùi lau nước mắt chia sẻ.
Gia cảnh nghèo khó bủa vây
Ba mẹ ly hôn từ năm Ngọc Châu lên 3 tuổi và em gái Ngọc Trân (SN 2010) vẫn chưa tròn tháng. Trong căn nhà xập xệ ở ấp Sóc Ruộng, xã Tân Hưng, mẹ của em là chị Lê Thị Phương Thảo (SN 1986) phải tảo tần, làm thuê làm mướn, vừa nuôi hai con, lại thêm bà ngoại (70 tuổi) và bà dì (80 tuổi) đơn chiếc, bệnh đau.
Cực chẳng đã với cảnh mẹ góa con côi, năm 2020, chị Thảo đành “rổ giá cạp lại” với người đàn ông từ thị xã Bình Long đến địa phương làm mướn. Họ cũng chỉ có thể chạy qua chạy lại, chứ không thể ở hẳn, vì còn cha già mẹ ốm phải chăm lo.
Sinh thêm đứa con gái nữa, chị Thảo không thể đi làm công nhân xa nhà như trước kia, không có ruộng vườn nên công việc phụ thuộc vào thời vụ ở thôn, hết mùa hái tiêu thuê lại đi cạo mủ mướn. Bà ngoại của Châu ở nhà cũng phải mở một quán nhỏ để buôn bán, lâu lâu mới có công nhân ghé mua chai nước, tô mì. “Thu nhập bấp bênh, cả gia đình chỉ 3- 4 triệu/tháng, bữa ăn còn chẳng đủ no, lấy đâu tiền cho con đi học bây giờ”, chị Thảo buồn bã.
“Cũng vì hoàn cảnh mà em Ngọc Trân phải nghỉ học từ năm lớp 4. Thế nên em càng mơ ước và quyết tâm theo đuổi ngành sư phạm để sau này vừa có thể đứng lớp, vừa có thể đến các điểm lẻ hỗ trợ học sinh nghèo hoặc các bạn phải nghỉ học sớm như em gái”, Ngọc Châu chia sẻ.
Sau giờ học, nữ sinh nghèo phải bươn chải đủ thứ công việc mưu sinh, một phần phụ giúp gia đình, một phần trang trải học phí và tích góp cho ước mơ đại học sư phạm
Sinh ra và lớn lên trong gia đình yếu thế, Ngọc Châu vẫn lạc quan với niềm tin rồi mai đây đời mình sẽ khá lên, sẽ lo được cho bản thân và gia đình, bắt đầu từ chính nỗ lực học hành hôm nay
Tìm đến chương trình "Chắp cánh ước mơ", Ngọc Châu tha thiết mong điều kỳ diệu sẽ đến với em bằng tấm lòng nhân ái, để em có thể thay đổi cuộc đời nghèo khó, bươn chải từ ấu thơ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về địa chỉ: + Chương trình Chắp cánh ước mơ, Phòng Bạn đọc - Tư liệu - Công tác xã hội. + Hoặc số điện thoại: 0911.21.21.26 (BTV Thu Hiền). + Tài khoản tiếp nhận: 197073599999 - Nguyễn Thị Thu Hiền, Vietinbank chi nhánh Bình Phước. Nội dung chuyển khoản vui lòng ghi rõ: Ủng hộ cho em Ngọc Châu. |
Dự kiến lễ trao học bổng "Chắp cánh ước mơ" (kỳ 111) sẽ diễn ra vào lúc 8h30, ngày 17-10-2024, tại Trường THPT Trần Phú (Hớn Quản). Chương trình do BPTV phối hợp với VNPT Bình Phước và Quỹ khuyến học khuyến tài tỉnh thực hiện.
Danh sách tài trợ, ủng hộ cho em Lê Thị Ngọc Châu sẽ được công khai tại buổi lễ trao học bổng và trong chương trình “Chắp cánh ước mơ” được phát sóng lúc 20h40, thứ Ba, ngày 22-10-2024, trên kênh BPTV1.