当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả giải la liga tây ban nha】Một cánh chim Việt mạnh mẽ đã ngừng bay

 


GS Trần Văn Khê - ảnh: Internet

Tin ông qua đời đến với người dân cả nước trong niềm tiếc thương sâu sắc. Những người có duyên được làm việc cùng ông,ộtcánhchimViệtmạnhmẽđãngừkết quả giải la liga tây ban nha được là học trò của ông hay được nghe ông nói chuyện, mỗi người sẽ có những kỷ niệm riêng nhưng có lẽ điều chung nhất đó là sự ngưỡng mộ, khâm phục trước tình yêu chung thủy ông dành cho âm nhạc truyền thống của dân tộc, là kiến thức uyên bác và tài năng diễn thuyết của ông, không chỉ khi nói về âm nhạc truyền thống Việt Nam mà còn của nhiều nước trên thế giới – nhất là những nước đồng văn với Việt Nam ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Như một sự tưởng nhớ về ông, tôi tìm đọc lại hai cuốn “Hồi ký Trần Văn Khê” và “Tự truyện Trần Văn Khê”. Chữ ký của ông dành tặng độc giả trên trang nhất đề ngày 18/8/2010 nhắc tôi nhớ về một kỷ niệm đẹp với ông (mà có lẽ là với nhiều người Huế đêm ấy) - đó là  buổi ông nói chuyện về nghệ thuật Tuồng tại Trung tâm văn hóa Phương Nam.

Hôm ấy, người đến nghe ngồi kín cả khán phòng, tràn ra cả sân sau phía bờ sông Hương. Thời gian trôi quá nhanh, buổi giao lưu kết thúc khá muộn mà mọi người vẫn không muốn ra về. Năm ấy GS đã bước sang tuổi 90 thế mà ông vừa hát, vừa đánh đàn rồi phân tích tỉ mỉ, so sánh, đối chiếu, người nghe cuốn vào câu chuyện âm nhạc của ông một cách mê say.

Chúng ta thường cứ sợ âm nhạc truyền thống khó đi vào lòng người nghe của thời hiện đại - đặc biệt là thế hệ trẻ - nhưng đó là nỗi sợ khi ta chưa thấu hiểu hết, chưa đi đến tận cùng những giá trị của âm nhạc truyền thống. Tối ấy, chúng tôi như được khai trí, được “mở mắt” để nhìn thấy những vẻ đẹp lấp lánh của âm nhạc truyền thống Việt mà bấy lâu nay vì thiếu hiểu biết nên ít “thương” (chữ dùng của GS).

GS Trần Văn Khê là người có bản lĩnh văn hóa dân tộc mạnh mẽ.

Những câu chuyện ông kể về quá trình thai giáo âm nhạc, về tuổi thơ mồ côi, những thành tích học tập xuất sắc, những nỗ lực để chiến thắng bệnh tật… những hoàn cảnh thử thách ấy đã góp phần hình thành trong ông một bản lĩnh mạnh mẽ để vượt qua mọi khó khăn. Và khi bản lĩnh ấy được nuôi dưỡng bằng một tình yêu âm nhạc dân tộc chung thủy thì trở thành bản lĩnh văn hóa.

Chỉ có văn hóa và bằng văn hóa, các quốc gia trên thế giới mới có thể ngồi “nói chuyện” ngang hàng với nhau, không còn nước lớn, nước nhỏ, nước giàu, nước nghèo. GS Trần Văn Khê đã chứng tỏ bản lĩnh văn hóa của mình từ những việc làm nhỏ như chuyện chỉ mặc áo dài đen khăn đóng khi biểu diễn âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Chiếc áo dài là quốc phục của Việt Nam, thay vì tự hào thì vào những năm 50 của thế thế kỷ XIX vẫn có người không muốn mặc khi ở nước ngoài vì tâm lý muốn thoát khỏi hình ảnh thuộc địa của Việt Nam, vì cho rằng mặc áo dài là thể hiện tư tưởng phong kiến… Bất chấp những lời phê bình và cả chế nhạo, GS Trần Văn Khê vẫn luôn xuất hiện với áo dài khăn đóng và hình ảnh đó đã định hình một phong cách biểu diễn mang đậm bản sắc Việt.

Giữa thế giới bao la, trang phục là một trong những dấu hiệu riêng biệt rõ nét nhất để nhận diện quốc gia. Với chiếc áo dài của mình, GS Trần Văn Khê đã giới thiệu hình ảnh Việt Nam với thế giới. Đó là lòng tự hào, trách nhiệm công dân của một đất nước có lịch sử, có truyền thống thống hàng ngàn năm như Việt Nam. Thậm chí có lần ông đã tuyên bố nếu ban tổ chức bắt mặc âu phục thì ông sẽ không biểu diễn.

Đó là bản lĩnh văn hóa.

Hơn 50 năm ở nước ngoài, vừa học tập, giảng dạy, nghiên cứu, ông đã đi đến 67 nước trên thế giới chỉ với một khát vọng, một tâm niệm duy nhất là giới thiệu những giá trị của âm nhạc truyền thống Việt Nam với bạn bè năm châu. Ông có thể làm kinh tế từ những sáng kiến sử dụng âm nhạc trong kinh doanh nhưng với ông chỉ có giới thiệu âm nhạc Việt đến bạn bè quốc tế, đó mới là điều quan trọng. Âm nhạc của ông không phải để làm kinh tế. Chỉ có người có bản lĩnh văn hóa mới đẩy mạnh sự truyền bá thuần túy bằng nghệ thuật như vậy.

Bạn có tự hào không khi GS Trần Văn Khê là người Việt Nam đầu tiên là Tiến sĩ ngành âm nhạc học tại Pháp, là GS Đại học Sorbonne hay ông đã từng nói chuyện trước 40 Đại sứ và lãnh sự của các nước châu Phi tại Pháp, là thành viên danh dự Hội đồng âm nhạc quốc tế thuộc UNESCO... Tất cả những thành quả ấy, với ông đều gắn liền với hai tiếng Việt Nam: đất nước Việt Nam, con người Việt Nam. Trong mắt bạn bè quốc tế, người Việt Nam thật có bản lĩnh, giỏi giang và yêu nước sâu sắc.

Như những lời vĩ thanh, với Huế, ông yêu Huế bằng tình yêu của một người có quan hệ máu mủ về đằng ngoại (với danh tướng Nguyễn Tri Phương), ông cũng là người có công đầu trong việc tích cực vận động UNESCO công nhận Nhã nhạc Cung đình Huế là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

“Trên thế giới, nhạc cung đình thất truyền nhiều. Nhã nhạc Việt Nam tự hào góp mặt với châu Á, có một cá tính riêng. Lần đầu tiên, đưa Nhã nhạc Việt Nam ra thế giới, UNESCO trầm trồ nhiều, họ cứ tưởng chỉ mình Nhật Bản giữ được nhã nhạc nhưng không ngờ Việt Nam cũng giữ được nhã nhạc. Nhã nhạc Việt Nam có phong cách, sắc thái riêng, có bài bản, quần áo, xiêm y riêng, độc đáo. Nhã nhạc Việt Nam được nhắc đến trên thế giới cũng ngang hàng với nhã nhạc các nước. Huế xứng đáng với sự vinh danh ấy của Nhã nhạc và phải gắng giữ cho nguyên xi…”.

 

分享到: