Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) hôm 8/1 cho biết,ádầurơitựdogiúpcholạmpháttoàncầugiảmxuốket qua bong dâ tỷ lệ lạm phát hàng năm của 34 thành viên của mình là 1,5% trong tháng 11, giảm 1,7% so với tháng trước đó. Trong nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang phát triển hàng đầu, tỷ lệ này đã giảm xuống 2,3% từ mức 2,5%, tiếp tục mức giảm từ tháng 6.
Tỷ lệ lạm phát chậm lại phản ánh kết quả hoạt động yếu của nền kinh tế thế giới trong năm 2014 và giá năng lượng giảm. Trong các thành viên của OECD, giá năng lượng giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá dầu rớt thê thảm hơn trong tháng 12/2014 và những tuần đầu của tháng 1/2015 – một dấu hiệu cho thấy tỷ lệ lạm phát sẽ còn tiếp tục suy giảm trong một thời gian dài.
Biên bản cuộc họp của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố hôm 7/1 cho thấy, các quan chức đang ngày càng lo ngại về giá dầu thô giảm mạnh có thể làm tổn thương một số đối tác thương mại lớn của Mỹ và do đó có thể đè nặng lên nền kinh tế nước này. Các quan chức của Fed cho biết việc giảm giá dầu – hơn 50% trong năm qua có thể làm tăng áp lực giảm phát của các nước ngoài Mỹ.
Mối quan ngại của Fed đã được công bố cùng ngày khi Ủy ban thống kê Châu Âu cho biết giá tiêu dùng đã thấp hơn trong tháng 12 so với năm trước, lần giảm đầu tiên kể từ năm 2009.
Khi lạm phát thấp, các công ty, hộ gia đình và thậm chí là cả chính phủ sẽ khó mà trả nợ, một vấn đề cụ thể cho một số quốc gia có tỷ lệ nợ công cao tại khu vực euro. Trong khi lạm phát thấp hay giá giảm có thể giúp tăng thu nhập thực tế, nó cũng có thể khiến các hộ gia đình và các doanh nghiệp trì hoãn việc chi tiêu và đầu tư.
Một số nhà kinh tế cho biết đây là vấn đề lớn nhất mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt trong năm 2015 và sẽ dẫn tới nỗ lực kích cầu hơn nữa từ một số ngân hàng trung ương, trong khi các ngân hàng khác sẽ chờ đợi lâu hơn để tăng lãi suất chuẩn của họ từ mức thấp hơn bình thường./.
Vũ Hoa (theo The Wall Street Journal)