Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT với quá trình xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN),Ứngdụngcôngnghệthôngtintrongcôngtáclưutrữhồsơvàquảnlýbảnquyềkết quả trận magdeburg năm 2017-2018, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ: “Nghiên cứu ứng dụng CNTT trong xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia, tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế (TCQT)” thuộc dự án “Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật” của Chương trình quốc gia 712 về “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.
Kế thừa ứng dụng của nhiệm vụ đã triển khai năm 2017-2018 trong quản lý, theo dõi quá trình xây dựng TCVN, tra cứu CSDL về TCVN, Hồ sơ TCVN… năm 2020, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đã đề xuất nhiệm vụ: “Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn quốc gia và các dữ liệu khác” của Dự án “Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật” thuộc Chương trình 712”. Sau một năm thực hiện, phần mềm đã chính thức chạy thử tại địa chỉ: www.tieuchuan.vsqi.gov. vn. Nhóm dự án đã thực hiện được các nội dung công việc do nhiệm vụ yêu cầu.
Số hóa hồ sơ
Hiện nay, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đang lưu giữ khoảng 3000 bộ hồ sơ TCVN (từ năm 1963 đến 2019). Theo quy định, hồ sơ TCVN được lưu vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong thực tế do di chuyển địa điểm, thời gian lưu trữ quá lâu nên một số bộ hồ sơ bị mờ và cũ nát. Đây là kết quả của quá trình xây dựng tiêu chuẩn và cũng là căn cứ để hủy bỏ, soát xét TCVN do đó hồ sơ TCVN đóng vai trò hết sức quan trọng cần phải được số hóa nhằm mục đích bảo quản, lưu trữ CSDL cũng là nhằm tránh rủi ro trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, sự cố...
Hồ sơ TCVN sau khi hoàn thiện sẽ được chuyển để lưu kho, bảo quản. Theo yêu cầu của Nhiệm vụ hồ sơ TCVN sẽ được số hóa lên phần mềm trên cơ sở phân chia thành các giai đoạn: Dự thảo TCVN; Dự thảo lấy ý kiến; Dự thảo TCVN thẩm định/trình công bố; Công bố TCVN.