【toluca đấu với américa】Tận dụng CPTPP để xuất khẩu nông, thuỷ sản vào Nhật Bản
时间:2025-01-12 06:13:49 出处:Thể thao阅读(143)
Ngành hàng còn nhiều dư địa
TheậndụngCPTPPđểxuấtkhẩunôngthuỷsảnvàoNhậtBảtoluca đấu với américao số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản 4 tháng đầu năm 2021 tăng 2,67% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 6,6 tỷ USD. Các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam là nông sản có mức tăng trưởng xuất khẩu cao, như hạt tiêu tăng 35,23%, hạt điều tăng 20,35%, cà phê tăng 14%... Nhưng tính chung giá trị xuất khẩu cả nhóm hàng nông thủy sản và thực phẩm mới chỉ chiếm khoảng 8,2% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang Nhật Bản.
Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu lớn nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng các loại, sản phẩm điện tử, nhiên liệu…, trong khi Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh lớn về hầu hết các sản phẩm này.
Theo số liệu tổng hợp từ hải quan Nhật Bản, nước này nhập khẩu nhiều mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, Nhật Bản lại chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường đối tác khác. Như nhóm hàng nông thủy sản - thực phẩm được nhập chủ yếu từ Hoa Kỳ, chiếm xấp xỉ 23,3% tổng nhập khẩu nhóm hàng từ tất cả các thị trường, Trung Quốc chiếm 11,8%. Thị phần của khối ASEAN đối với nhóm hàng này chiếm 13,4%, trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 18,3% tổng nhập khẩu từ khối ASEAN và chỉ chiếm gần 2,4% tổng nhập khẩu nhóm hàng của Nhật Bản từ các thị trường trên thế giới.
Trong khi đó, Nhật Bản hiện có nhu cầu nhập nhiều mặt hàng như cá, sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả. Tỷ trọng của nhóm hàng nông thủy sản – thực phẩm nhập khẩu chiếm xấp xỉ 10% tổng trị giá nhập khẩu các loại hàng hóa.
So với Trung Quốc hay Hoa Kỳ, Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh do được ưu đãi thuế quan theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với Nhật Bản. Như vậy, dư địa xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản còn rất lớn.
Tận dụng ưu đãi từ CPTPP
Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của 3 FTA song phương, đa phương, bao gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định CPTPP.
Việc hai nước cùng tham gia những hiệp định này tạo rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác thương mại song phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt khi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau.
Theo cam kết trong CPTPP, đối với nhóm hàng thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam, Nhật Bản cam kết xoá bỏ thuế đối với khoảng 1/3 số dòng sản phẩm thịt ngay khi hiệp định có hiệu lực; cắt giảm và xoá bỏ thuế theo lộ trình 2-16 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực với khoảng 2/3 số dòng thuế. Ví dụ, đối với thịt heo nguyên con hoặc nửa con, tươi hoặc ướp lạnh, đông lạnh, trong vòng 10 năm, thuế suất sẽ về 0%. Hay như nội tạng của trâu bò tươi, đông lạnh,... sẽ được xoá bỏ thuế theo lộ trình 13 năm. So với VJEPA, cam kết trong CPTPP có mức mở cửa mạnh hơn đối với các dòng sản phẩm mà trong VJEPA Nhật Bản không cam kết xóa bỏ thuế.
Đối với mặt hàng thuỷ sản, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực với khoảng 65% dòng sản phẩm thủy sản; cắt giảm và xóa bỏ thuế quan theo lộ trình 6 - 16 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực với một số dòng thuế thuỷ sản từ Việt Nam.
Có thể thấy, CPTPP đem lại cơ hội thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng nông thủy sản – thực phẩm của Việt Nam sang Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản là quốc gia có các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt, tạo thành hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản.
Các giấy tờ theo quy định của Nhật Bản khi thực hiện nhập khẩu rau quả vào quốc gia này khá phức tạp như Giấy chứng nhận an toàn sức khỏe; kết quả xét nghiệm; các tài liệu chứng minh các thành phần nguyên liệu, phụ gia và quy trình sản xuất (Chứng nhận nhà sản xuất)... Cùng với đó, còn nhiều quy định khác của Nhật Bản liên quan như: Luật Thương mại quốc tế và Trao đổi ngoại hối, Luật Vệ sinh thực phẩm, Luật Thuế quan và Hải quan,.... Đây là một thách thức đối với ngành hàng nông thủy sản - thực phẩm của Việt Nam. Vì theo các quy định của Nhật Bản, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm được yêu cầu rất cao, nhất là dư lượng hóa chất nông nghiệp. Nếu bị phát hiện có các dư lượng vượt quá mức cho phép, các sản phẩm này sẽ bị giám sát rất chặt chẽ.
Vì vậy, khi xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang Nhật Bản, các doanh nghiệp cần chú ý đến chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường này. Sản phẩm phải phù hợp với Luật Vệ sinh môi trường và qua các bước kiểm dịch động thực vật trước khi vào được thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, dân số Nhật đang bị già hóa nên xu hướng tiêu dùng của người Nhật Bản đối với hàng nông sản, thực phẩm đặc biệt quan tâm đến yếu tố tác động tới sức khỏe, sau đó là giá thành và sự tiện lợi của sản phẩm… Doanh nghiệp cần ghi rõ trên bao bì của sản phẩm các thông tin về thành phần dinh dưỡng, cách chế biến, bảo quản, hạn sử dụng, thành phần nào có thể gây dị ứng...
猜你喜欢
- Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- KBNN Quảng Ninh không ngừng nâng cao chất lượng kiểm soát chi
- Từ 2017, phí sử dụng kho số viễn thông thực hiện theo Luật Phí và lệ phí
- Giá vàng tăng dữ dội, mua đầu năm ngoái lời hơn 10 triệu đồng/lượng
- Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- Chỉ trợ giá cho sản phẩm giống nông nghiệp sử dụng ngân sách Nhà nước
- Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường
- Chương trình Chuyển động hải quan kỳ 1 tháng 7/2024
- 168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập