【kết quả bóng đá bilbao】Bẫy biển báo tốc độ
“Tui dám chắc 10 người lái xe trên quốc lộ 1 thì hết cả 10 bị ức chế,ẫybiểnbaacuteotốcđộkết quả bóng đá bilbao bức xúc vì biển báo tốc độ. Quy định gì mà kỳ quá, đường trống thì bắt chạy chậm, nhiều khúc nguy hiểm thì cho chạy nhanh. Mới cho chạy 80 km/giờ chút xíu lại xuống 50 km/giờ liền...”, một tài xế đường dài nói với chúng tôi.
Theo tài xế Nguyễn Văn Phương (Công ty CP vận tải số 2, TP.HCM) hiện dọc quốc lộ 1 (QL1) chỉ có đoạn qua tỉnh Quảng Bình là cánh lái xe đường dài thấy hợp lý nhất. Ở đoạn này, hàng loạt biển báo hạn chế tốc độ bất hợp lý vừa bị dỡ bỏ. “Chỉ những khu vực đèo dốc quanh co, sương mù… ở đoạn này mới còn để biển báo hạn chế tốc độ”, tài xế Phương nói.
|
Xe "bò" trên đường rộng
|
Anh Trần Ngọc Hải, lái xe tải chạy tuyến bắc - nam đã 7 năm (thuộc Công ty CP vận tải số 2, TP.HCM), nhận xét quy định về hạn chế tốc độ trên QL1 hiện nay “như cố tình gài bẫy tài xế vậy”. Anh Hải dẫn chứng, dọc QL1 có nhiều vô kể các biển báo chỉ cho phép xe chạy 40 - 50 km/giờ. “Ngoại trừ những đoạn đường đi qua đô thị, khu dân cư tập trung đông thì cần thiết phải hạn chế tốc độ, đằng này nhiều đoạn QL1 có chất lượng tốt qua các vùng hẻo lánh của một số tỉnh như Hà Tĩnh, Hà Nam, Đồng Nai… cũng cắm biển báo tốc độ tối đa 40 km/giờ. Xe ô tô qua những đoạn đường này rất dễ bị phạt vì lỗi tốc độ. Chưa kể, việc hạn chế tốc độ này còn kéo dài thời gian di chuyển của phương tiện, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và nền kinh tế”, tài xế Hải bức xúc.
Tài xế Cường của một hãng taxi tại TP.HCM thì cho biết anh ngán nhất là tuyến đường từ phà Cát Lái đi Nhơn Trạch, Long Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu, nếu không chú ý biển báo sẽ dễ bị “dính” lỗi chạy quá tốc độ tại khu đô thị Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. “Gọi là khu đô thị nhưng đường sá rộng thênh thang và hầu như không có nhà dân, lượng xe thì thưa thớt, lác đác vài chiếc lưu thông. Vậy mà, quy định tốc độ giới hạn cho phép ở khu vực này chỉ có 40 km/giờ. Mỗi lần chở khách đi qua đây, hầu như ai cũng thắc mắc sao đường rộng, vắng vẻ mà chạy như rùa bò vậy?”, anh Cường nói. Chưa kể xe đi trên tuyến QL51 qua địa phận huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đang ngon trớn với tốc độ cho phép 80 km/giờ thì bất ngờ gặp biển báo tốc độ tối đa 50 km/giờ, đi một đoạn ngắn lại được phép lên 80 km/giờ, như đoạn đi qua khu vực gần nghĩa trang liệt sĩ Long Thành. Bác tài nào lơ đễnh không để ý biển báo, rất dễ bị bắn tốc độ.
|
Anh Bình, một tài xế xe tải tại TP.HCM, lại “ấn tượng” với QL1 đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai có 2 nơi thường bị "dính" lỗi chạy quá tốc độ quy định là đoạn qua khu vực ngã tư Amata (Biên Hòa) và khu vực dốc Mẹ Bồng Con (H.Thống Nhất). “Xe đổ dốc Mẹ Bồng Con phải tích cực rà thắng thì may ra mới không vượt tốc độ tối đa cho phép ở khu vực này là 40 - 50 km/giờ. Cũng trên đoạn QL1 này, vừa qua khỏi ngã ba Dầu Giây (xã Xuân Thạnh, H.Thống Nhất), mặc dù đường rộng thênh thang, rất ít dân cư hai bên đường, nhưng chỉ cho phép ô tô lưu thông tốc độ tối đa 50 km/giờ”, anh Bình nói.
Còn tại đoạn đường thị trấn Tân Nghĩa (Km 1750+00 ngã ba 46 H.Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận), biển báo hết thị trấn được dựng lên, nhưng phải đi gần 2 km nữa (về phía Phan Thiết) mới có biển hướng dẫn cho phép chạy 70 - 80 km/giờ. Về lý thuyết, từ nơi có biển báo hết thị trấn, xe có thể chạy tối đa đến 80 km/giờ. “Nhưng không phải vậy anh ơi. Rất dễ bị CSGT bắn tốc độ nơi đoạn đường gần 2 km này. Chưa thấy biển báo 70 - 80 km/giờ không tài xế nào dám vượt tốc độ 50 km/giờ khi qua đây”, tài xế Lê Anh Tú (Biên Hòa - Đồng Nai) chuyên chạy xe khách bắc - nam phản ánh.
|
Đường gấp khúc cho chạy “mát ga”
Trong khi đó, có những đoạn đường cực kỳ nguy hiểm lại không có biển báo hạn chế tốc độ. Lái xe qua khỏi TP.Phan Thiết (ra phía bắc) sẽ gặp biển báo hết phần đường thị trấn thị tứ. Về nguyên tắc lái xe có quyền chạy 70 - 80 km/giờ. Nhưng chỉ đi thêm 1 km nữa là gặp khu dân cư Hàm Thắng (thuộc H.Hàm Thuận Bắc). Nơi đây, mỗi buổi sáng sớm (hoặc chiều tối) có hàng trăm người đổ về Phan Thiết làm việc, khiến đoạn đường này rất đông, vô cùng nguy hiểm. Nếu không hạn chế tốc độ thì nguy cơ tai nạn giao thông xảy ra bất cứ lúc nào.
Hay đoạn đường cầu Ông Hạnh thuộc xã Sông Phan, Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận (nơi có vụ TNGT làm chết 7 người hôm 11-5). Cầu Ông Hạnh vốn cũ kỹ chưa được nâng cấp, lại là nơi gấp khúc “cùi chỏ”. Từng biết bao vụ TNGT khu vực này nhưng biển báo tốc độ vẫn cho phép chạy 70 - 80 km/giờ là cực kỳ nguy hiểm. “Dù biển báo cho chạy mát ga, nhưng thực tế không tài xế nào chạy được 70 km/giờ qua đoạn đường này”, một tài xế tại địa phương nói.
Thiếu tá Trần Lưu Phương, Trạm trưởng Trạm CSGT Hàm Tân (Công an Bình Thuận), cho biết đoạn đường qua chợ Tân Minh (H.Hàm Tân) dù rất đông người, nhưng không hề có biển báo giảm tốc độ. Xe qua đây chạy tốc độ 70 - 80 km/giờ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tham gia giao thông. Nhiều cây cầu trên đoạn đường này đã xuống cấp, nhưng không có biển báo tải trọng, rất nguy hiểm.
Cần chỉnh sửa ngay Theo đại tá Trần Văn Nghĩa, Trưởng phòng CSGT Công an Bình Thuận, Phòng đã tiến hành khảo sát và ngày 9.8 vừa qua có văn bản gửi các cơ quan quản lý đường bộ kiến nghị khắc phục 17 bất hợp lý trên tuyến QL1, đoạn qua Bình Thuận (từ Km 1718 +500 đến Km 1770 +700). Cụ thể, Km 1718 theo hướng đi Phan Thiết - TP.HCM có biển báo cấm vượt, đến Km 1720 thì có biển báo hết cấm vượt. Về lý thuyết thì lái xe có quyền vượt từ đây. Tuy nhiên, dưới lòng đường lại là vạch chỉ đường liền (vạch 1.1) tức là cấm vượt. Ngược lại, tại đoạn đường Km 1730 theo hướng Phan Thiết đi TP.HCM và tại Km 1736 hướng TP.HCM đi Phan Thiết đều có bảng cấm vượt, nhưng dưới làn đường lại kẻ vạch được phép vượt. Do vậy, tài xế không biết đường nào mà lần... Đại tá Trần Văn Nghĩa cho biết: “Đây là đoạn đường nguy hiểm thường xảy ra TNGT trong những tháng đầu năm, trong đó có vụ tai nạn làm chết đến 7 người, nhưng còn quá nhiều bất hợp lý về biển báo. Chúng tôi kiến nghị lên Ban An toàn giao thông tỉnh và Khu Quản lý đường bộ VII nhanh chóng xử lý những bất hợp lý này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho người tham gia giao thông trên cung đường này”. |
(Theo TNO)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Nhằm giảm nghèo về thông tin, Hà Tĩnh cung cấp thông tin đến từng hộ dân
- ·Gia tăng cơ hội giao thương giữa doanh nhiệp Việt Nam và Chiết Giang (Trung Quốc)
- ·Ứng dụng di động CARPE Dronvm mới giúp phát hiện sớm đe doạ từ drone tới lính Mỹ
- ·Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- ·VPBank hỗ trợ tiểu thương số hóa chợ truyền thống
- ·TikTok đã “sạch' hơn so với trước đây
- ·Đông Triều đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp nông thôn
- ·Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
- ·Nga thúc đẩy ứng dụng đồng Ruble kỹ thuật số vào hoạt động thanh toán
- ·Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·IIJ Global Solutions phát triển phần mềm chống mã độc tống tiền
- ·Bình Định triển khai nhiều giải pháp truyền thông và giảm nghèo về thông tin
- ·Giảm nghèo thông tin là đòn bẩy giúp đồng bào Mông phát triển
- ·Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo được bầu làm Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Long
- ·Thị trường smartphone thế giới tăng trở lại sau 2 năm sụt giảm
- ·Doanh nghiệp gỗ chật vật tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Giải pháp quản lý của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo