5 “điểm nghẽn” triển khai Đề án 06 được tháo gỡ
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 316/TB-VPCP thông báo kết luận Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ “điểm nghẽn” Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối,áođiểmnghẽnnângcaohiệuquảquảnlýthuếhoạtđộngthươngmạiđiệntửthi đấu bóng đá đêm nay chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử (TMĐT), nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
Thông báo kết luận nêu, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương trong tháo gỡ các “điểm nghẽn” Đề án 06 và thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg để thúc đẩy phát triển TMĐT, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, trong đó: Công tác chỉ đạo, điều hành ở các cấp, các ngành, các địa phương đã có chuyển biến tích cực, nhất là người đứng đầu nhằm tháo gỡ 5 “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 và Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Cần tăng cường công tác tuyên truyền công tác triển khai Đề án 06 thường xuyên, liên tục. Ảnh: TL |
Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý đồng bộ, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 04 Luật (Giao dịch điện tử (sửa đổi), Căn cước, Các tổ chức tín dụng, Đấu thầu) và ban hành 04 Nghị định quy định chi tiết các luật.
Nhiều bộ, ngành đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai Đề án 06, thực hiện đơn giản hóa 763/1.084 thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư; chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung về công tác quản lý thuế, hình thành văn hóa nộp thuế của người dân và doanh nghiệp (DN).
Dịch vụ công trực tuyến triển khai ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Đã tái cấu trúc quy trình đối với các dịch vụ công thiết yếu; thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa TTHC trên cơ sở liên thông điện tử, từng bước tái sử dụng dữ liệu số hóa giúp tiết giảm thủ tục, thời gian, chi phí cho người dân, DN. Chính thức triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID tại Hà Nội và Thừa Thiên Huế, bước đầu phát huy hiệu quả.
Hạ tầng số được quan tâm đầu tư và đạt một số kết quả tích cực, Trung tâm dữ liệu quốc gia cũng đang được tích cực triển khai. Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư đã được kết nối, chia sẻ với 18 bộ, cơ quan và 63 địa phương; đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu để tăng cường công tác quản lý thuế và phát triển TMĐT.
Thủ tướng chỉ rõ, công tác an ninh mạng, an toàn thông tin ở nhiều nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng tấn công mạng có xu hướng gia tăng. Công tác quản lý thuế, nhất là đối với dịch vụ livestream bán hàng, TMĐT, dịch vụ ăn uống chưa đạt hiệu quả cao; dịch vụ thanh toán dùng tiền mặt vẫn còn nhiều. |
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Thông báo kết luận của Thủ tướng chỉ rõ, việc xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách vẫn chậm so với yêu cầu.
Phát triển hạ tầng số còn nhiều bất cập, chưa khắc phục được tình trạng “manh mún, cát cứ thông tin, chia cắt và co cụm dữ liệu”. Tỷ lệ tái sử dụng thông tin, dữ liệu số hóa phục vụ giải quyết TTHC còn thấp; định danh, xác thực cá nhân, tổ chức, triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) còn gặp nhiều khó khăn, rào cản về pháp lý và tổ chức thực hiện...
Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, Thủ tướng giao Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan căn cứ Nghị quyết số 105/2023/QH15 ngày 10/11/2023 của Quốc hội và quy định liên quan, khẩn trương rà soát, tổng hợp, đề xuất phương án phân bổ đối với các khoản chi của ngân sách trung ương năm 2024 chưa phân bổ cho các bộ, cơ quan để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06, báo cáo Chính phủ trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục cung cấp các dịch vụ thuế điện tử hỗ trợ việc kê khai, nộp thuế theo phương thức điện tử, hạn chế thanh toán dùng tiền mặt. Ảnh: TL |
Đồng thời, đẩy mạnh công tác quản lý thuế, tiếp tục cung cấp các dịch vụ thuế điện tử hỗ trợ việc kê khai, nộp thuế theo phương thức điện tử, triển khai các giải pháp về HĐĐT đối với hoạt động TMĐT, livestream bán hàng trên các nền tảng công nghệ số. Song song với đó, phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; xây dựng mô hình quản lý rủi ro đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT, livestream bán hàng; đẩy mạnh áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý dữ liệu lớn, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp có rủi ro về thuế.
Triển khai thực hiện Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, theo yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đã phối hợp với Bộ Công an triển khai chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân, tăng cường kết nối, trao đổi thông tin tự động theo phương thức điện tử. Thống kê đến nay, số lượng khớp đúng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là 59,82 triệu mã số thuế, đạt 74,03% tổng số lượng mã số thuế cá nhân.
Tổng cục Thuế cho biết, hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% chi cục thuế trực thuộc. Tính đến cuối tháng 6, có 930.050 DN tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử trên tổng số 930.559 DN đang hoạt động, đạt tỷ lệ 99,95%. Số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận từ ngày 1/1/2024 đến ngày 14/6/2024 là 9.312.980 hồ sơ. |
Toàn ngành Thuế cũng thực hiện hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số. Tổng cục Thuế cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, đã có thêm 26 nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) mới đăng ký, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam qua Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN.
Lũy kế đến nay đã có 101 NCCNN đăng ký, khai thuế và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử đến từ nhiều quốc gia như: Hoa kỳ; Hà Lan; Hàn Quốc; Singapore; Hong Kong; Ireland; Thụy Sĩ, Úc; Anh; Switzerland;…
Tổng số thuế các NCCNN đã khai, nộp trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử 6 tháng đầu năm là 4.039 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2023. Đến nay, đã có 383 sàn giao dịch TMĐT cung cấp thông tin trên Cổng thông tin TMĐT, tăng 22 sàn so với số lượng sàn cung cấp thông tin lũy kế đến cuối năm 2023./.