【brentford cầu thủ】Tận dụng lợi thế thương mại điện tử xuất khẩu hàng hóa

时间:2025-01-25 15:13:48来源:88Point 作者:Thể thao
Sẽ có Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan quản lý hàng thương mại điện tử
Quản lý hàng hóa trên sàn thương mại điện tử,ậndụnglợithếthươngmạiđiệntửxuấtkhẩuhànghóbrentford cầu thủ cần hướng dẫn cho trung gian thanh toán
Thông tin đơn hàng giao dịch qua thương mại điện tử cần thiết để quản lý hải quan
Tận dụng lợi thế thương mại điện tử xuất khẩu hàng hóa
Ảnh minh họa: ST

Tiềm năng lớn

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, Việt Nam hiện là quốc gia có tốc độ phát triển TMĐT khá nhanh trong khu vực.

Với doanh thu TMĐT kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 2.883 tỷ USD, TMĐT xuyên biên giới sẽ là kênh vô cùng hiệu quả cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, nhất là với hàng Việt.

Đại dịch Covid-19 đã chứng minh TMĐT không chỉ là một công cụ hay giải pháp hữu ích đối với người tiêu dùng trong thời kỳ khủng hoảng, mà còn là động lực phát triển kinh tế. Vì thế, việc chuyển từ hình thức mua bán truyền thống sang sử dụng các nền tảng kỹ thuật số, TMĐT không còn là sự lựa chọn, mà là xu thế bắt buộc giúp các DN tồn tại và phát triển.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, việc xuất khẩu theo phương thức truyền thống còn đang gặp khó khăn thì ứng dụng TMĐT để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới thông qua TMĐT xuyên biên giới là một kênh rất phù hợp.

Để hỗ trợ DN trong nước khai thác dư địa xuất khẩu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng với Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam đã ra mắt Sàn TMĐT DN Việt Nam - EU, kịp thời đáp ứng nhu cầu kinh doanh, giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và EU. Phát huy những kết quả tích cực đó, tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ DN trong nước đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài qua TMĐT xuyên biên giới theo chủ trương chỉ đạo của Chính phủ, mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì phối hợp với các đối tác lớn trong và ngoài nước như sàn TMĐT lớn và uy tín hàng đầu của Trung Quốc JD.com, Vinanutrifood, Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post), VPBank, Visa… để tổ chức xây dựng “Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên sàn TMĐT JD.com.

Đây sẽ là khu gian hàng Việt Nam đầu tiên trên nền tảng TMĐT quốc tế với các sản phẩm Việt của các DN Việt được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại thị trường nước nhập khẩu. Thông qua các kênh phân phối quy mô lớn có sự phối hợp, hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ của JD và các đối tác, hàng hoá do DN Việt sản xuất sẽ được phân phối qua kênh chính thức, uy tín này tại thị trường Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, năm 2021, TMĐT sẽ là cơ hội để DN bứt phá, tạo ra những chiến lược kinh doanh mới, tiếp cận các kênh phân phối hiện đại, uy tín. Tốc độ tăng trưởng của TMĐT trong các năm gần đây khoảng 30-35%/năm và thời gian tới sau đại dịch sẽ là một bức tranh hoàn toàn thay đổi.

Doanh nghiệp nhập cuộc

Nắm bắt xu hướng này, hiện nhiều DN Việt đang tiếp cận với thị trường bán lẻ và bán sỉ xuyên biên giới trên cơ sở tham gia các sàn TMĐT quốc tế là Amazon, Alibaba. Là một trong những hợp tác xã nhanh nhạy trong việc bán hàng qua các trang TMĐT như Shopee, Voso, Lazada… mới đây, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sản xuất và Thương mại Sáu Nhung (Kon Tum) đã đưa sản phẩm chế biến từ cà phê, trái cây lên sàn Alibaba.com để tiếp cận khách hàng trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc HTX Nông nghiệp sản xuất và Thương mại Sáu Nhung cho biết, thuận lợi khi đưa sản phẩm lên sàn Alibaba.com do đây là trang TMĐT có dịch sang tiếng Việt nên HTX dễ nắm bắt thông tin, không phải tốn thêm chi phí thuê người dịch. Hơn nữa, thông qua TMĐT xuyên biên giới, hợp tác xã dễ dàng tìm được đầu ra cho sản phẩm tới các thị trường tiềm năng, nhất là trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp đang khó khăn.

Công ty Cổ phần Trà Cà phê An Nhiên với thương hiệu Anni Coffee thành lập và tham gia sàn TMĐT Amazon từ năm 2013. Nguồn thu và khách hàng từ sàn giao dịch điện tử này chiếm 80% doanh số của công ty; tốc độ tăng trưởng được duy trì từ 60% đến 100% mỗi năm.

Đại diện Công ty cổ phần Eubiz Bình Phước cho biết, việc bán hàng của công ty chủ yếu thông qua hình thức trực tiếp và mở rộng đại lý phân phối. Tuy nhiên, từ năm 2019 khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, nhận thấy tiềm năng rất lớn trong mua sắm trực tuyến nên quyết định thúc đẩy phát triển hoạt động bán hàng trên các kênh TMĐT quốc tế như: Alibaba, Amazon; Marketing qua website, YouTube. Nhờ đó đã giúp DN tăng tỷ trọng bán hàng từ 40% lên 60%. DN cũng vươn lên đạt top 100 Best Seller về hạt điều tại Mỹ năm 2021. Top Ranking vị trí số 1 Alibaba tháng 7, tháng 8/2021…

Tương tự, Công ty CP Sản xuất và Thương mại Kim Cương Xanh với thương hiệu Light Coffee cũng tham gia sàn giao dịch TMĐT quốc tế Alibaba và đạt được nhiều kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh. Theo bà Trần Thùy Linh – nhà sáng lập Công ty CP Sản xuất và Thương mại Kim Cương Xanh, trong đợt giãn cách xã hội đầu tiên của dịch Covid-19, mọi hoạt động kinh doanh đều ngừng trệ, doanh thu mảng cung ứng cà phê của công ty gần như bằng không. Nhưng nhờ có mảng bán lẻ online mà công ty vẫn tiếp duy trì hoạt động và phát triển. Từ bán lẻ online, DN tìm hiểu sang xuất khẩu online. Sau 2 năm, DN đã xuất khẩu được cà phê rang xay sang Thái Lan và Malaysia. Đây là hai thị trường có độ cạnh tranh rất cao trong ngành hàng này.

相关内容
推荐内容