【số liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia colombia gặp đội tuyển bóng đá quốc gia paraguay】Khu thương mại tự do là mô hình hiệu quả thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển logistics
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:19:53 评论数:
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?ươngmạitựdolàmôhìnhhiệuquảthúcđẩyxuấtnhậpkhẩupháttriểsố liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia colombia gặp đội tuyển bóng đá quốc gia paraguay Bà Rịa - Vũng Tàu: Khát vọng trở thành trung tâm logistics đầu mối Đông Nam Bộ Khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề về khu thương mại tự do |
Chiều 1/12, tại Khách sạn The Grand Hồ Tràm (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024. Diễn đàn năm nay do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức với chủ đề "Khu thương mại tự do - giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics".
Phát biểu khai mạc tại diễn đàn, ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, Diễn đàn Logistics Việt Nam là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức từ năm 2013 nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics, tạo mối liên hệ gắn kết logistics với sản xuất và xuất nhập khẩu, đồng thời cũng là nơi đối thoại, cập nhật thông tin về các vấn đề cấp thiết của dịch vụ logistics tại Việt Nam và thế giới.
Ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Sỹ Đồng |
Ông Sơn nhận định, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, khu thương mại tự do đã trở thành một mô hình hiệu quả để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển logistics. Các khu thương mại tự do cung cấp cơ chế thông thoáng, giúp doanh nghiệp hưởng lợi từ chính sách miễn thuế, giảm thuế và giảm rào cản thủ tục hành chính.
“Điều này đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam - một nền kinh tế phụ thuộc lớn vào xuất khẩu và đang mở rộng thị trường thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều đối tác lớn”,Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đánh giá.
Các đại biểu tham dự diễn đàn. Ảnh: Sỹ Đồng |
Cũng theo ông Nguyễn Anh Sơn, lợi ích của khu thương mại tự do đối với phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ logistics nói riêng đã được chứng minh từ thực tiễn thế giới. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay Việt Nam chưa có FTZ nào chính thức được hình thành. Ngoài mô hình khu thương mại tự do tại TP. Đà Nẵng được Quốc hội phê chuẩn thực hiện theo cơ chế thí điểm, hệ thống pháp luật của của Việt Nam chưa có quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định thành lập, mô hình quản lý, cơ chế hoạt động, phân cấp quản lý trong FTZ, để có thể áp dụng thống nhất trên cả nước.
“Qua diễn đàn hôm nay, chúng ta cùng tập trung thảo luận để đánh giá đúng thực tế về hiện trạng, xác định cơ hội, những khó khăn, thách thức và cùng chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp, đề xuất từ nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp logistics để từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển khu thương mại tự do tại Việt Nam tạo động lực đột phá mới để thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics trong thời gian tới”, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương mong muốn.
Ông Phạm Quang Nhật, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh: Sỹ Đồng |
Ông Phạm Quang Nhật, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho hay, Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ cho địa phương là “Hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ… Tiếp tục phát triển, hiện đại hóa Cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép – Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn, có tầm cỡ khu vực châu Á và quốc tế”. Nhiệm vụ nghiên cứu, hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ được Đảng, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm.
Theo ông Phạm Quang Nhật, Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ đủ tiềm năng, lợi thế, các điều kiện cần để hình thành một khu thương mại tự do có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Bà Rịa – Vũng Tàu có 5 nội lực và 3 ngoại lực để xây dựng và phát triển khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại địa phương.
Theo đó, 5 nội lực bao gồm vị trí địa lý thuận lợi; hạ tầng cảng biển container nước sâu được đầu tư quy mô, hiện đại nhất Việt Nam; hạ tầng giao thông kết nối đa phương thức; hậu phương công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ, và sự năng động của Chính phủ và chính quyền địa phương.
Ngoài ra là 3 yếu tố ngoại lực đó là xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư, dòng thương mại toàn cầu; xu hướng gia tăng kích thước tàu; xu hướng gia tăng nhu cầu vận tải hàng hóa đường biển.
“Cùng với hạ tầng logistics tại Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ hình thành nên trung tâm logistics có tính cạnh tranh trong khu vực như tinh thần mà Nghị quyết 24 đã đề ra cho vùng Đông Nam Bộ. Khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ đóng vai trò rất quan trọng, tạo động lực tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội không chỉ riêng cho vùng Đông Nam Bộ, khu vực phía Nam, mà còn giúp Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu”, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhận định.