时间:2025-01-25 04:25:08 来源:网络整理 编辑:Cúp C2
DN phải biết chủ động vươn lên đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu của ngân hàng. Ảnh: Danh Lam. Nỗi lo keonhacai5 vip
Nỗi lo
Các DN nhỏ và vừa nếu không muốn phải tiếp cận nguồn vốn vay bên ngoài với lãi suất cao thì phải chủ động vươn lên đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu của ngân hàng. |
Vấn đề trên cho thấy, với những rủi ro về năng lực sản xuất kinh doanh, điều kiện thị trường, các DN nhỏ và vừa thường khó được các ngân hàng “ưu ái” về vốn vay. Vì thế, giám đốc một DN chuyên kinh doanh XNK nông sản cho hay, nếu DN không có tài sản đảm bảo thì dù DN có mang đầy đủ hồ sơ, hóa đơn mua hàng lên tới hàng tỷ đồng thì ngân hàng cũng không tin để cho vay. “Ở Việt Nam, nhiều DN kinh doanh lừa đảo, chụp giật khiến ngân hàng e ngại. Thậm chí, có người thành lập DN, đi vay vốn ngân hàng nhưng lại dùng số tiền đó để găm giữ bất động sản, sau đó khoản vay này không thể hoàn trả, trở thành nợ xấu gây thiệt hại lớn cho ngân hàng”, vị này cho hay.
Theo NHNN, mặt bằng lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4-5%/năm. Lãnh đạo NHNN cho rằng, mức lãi suất của Việt Nam hiện nay là tương đối hợp lý với tương quan kinh tế vĩ mô; nhưng theo các DN, lãi suất cho vay không những cần được giảm thêm mà các ngân hàng nên xây dựng cơ chế cho vay tín chấp để DN tiếp cận vốn dễ dàng hơn.
Chia sẻ về vấn đề này, theo ông Lã Hồng Quang, Giám đốc Công ty TNHH chè Á châu (Asiatea), nhờ hoạt động lâu năm và uy tín trong kinh doanh, sản xuất, Asiatea đã được các ngân hàng thương mại cho phép vay vốn lưu động dưới dạng khế ước vay theo gói trong hợp đồng tín dụng. Để được vay vốn như này, Asiatea đã phải trình kế hoạch sản xuất, mở rộng đầu tư kinh doanh với ngân hàng, nhưng vẫn phải dùng cơ sở hạ tầng, nhà máy, hợp đồng bán hàng để thế chấp, cùng với sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ nhân viên ngân hàng.
Hoặc chịu lãi cao hoặc phải đáp ứng tiêu chuẩn
Những vấn đề trên đặt ra câu hỏi, tại sao ngân hàng lại “e dè” với DN nhỏ và vừa đến thế? Trong khi, nguồn vốn đổ vào các lĩnh vực bất động sản, các DN lớn lại có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Một thực tế là tỉ lệ nợ xấu của khu vực DN nhỏ và vừa rất thấp, trong khi các DN nhỏ và vừa chiếm tới 98% tổng số lượng DN hiện nay. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), tỉ lệ nợ xấu của đối tượng cho vay là DN nhỏ và vừa, hộ kinh doanh nông nghiệp, nông dân lúc nhiều nhất vẫn dưới 2% và sau đó xuống dưới 1,5%; còn phần nợ xấu trên 6-7% nằm ở khu vực khác.
Chính vì thế, tại buổi họp báo sau Hội nghị Thủ tướng với DN mới đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho rằng đừng hiểu lầm việc mở rộng cho vay đối với DN nhỏ và vừa là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu. Nhưng việc ngân hàng “siết” cho vay đối với DN nhỏ và vừa là việc quản lý đương nhiên theo chuẩn mực của ngân hàng. Vì thế, các DN nhỏ và vừa nếu không muốn phải tiếp cận nguồn vốn vay bên ngoài với lãi suất cao thì phải chủ động vươn lên đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu của ngân hàng, cụ thể là phải nâng cao năng lực quản trị, quản lý sổ sách, tài chính…
Nói về cơ chế các ngân hàng kiểm soát nợ xấu, theo đại diện Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), VPBank đã xây dựng quy định và quy trình để đảm bảo thẩm định phương án vay vốn, trả nợ, năng lực tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, VPBank cũng xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng, minh bạch theo hướng xác định cụ thể định hướng tín dụng, đối tượng khách hàng mà VPBank hướng tới. Đặc biệt, sau khi chấp thuận khoản vay, VPBank cũng có cơ chế theo dõi, phát hiện và xử lý sớm các khoản nợ có vấn đề…
Có thể thấy, mối lo nợ xấu luôn thường trực khiến các ngân hàng thương mại đều đưa ra quy trình chặt chẽ trong việc kiểm soát hoạt động cho vay và sau khi cho vay. Như vậy, dù không phải là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nợ xấu, nhưng các DN nhỏ và vừa muốn vay vốn sẽ phải vượt qua hàng loạt “hàng rào” không hề dễ dàng. Hơn nữa, theo các chuyên gia, nợ xấu còn tới từ nguyên nhân khách quan của nền kinh tế, nên việc cho vay dù với đối tượng có tiềm lực mạnh tới đâu, nguy cơ nợ xấu vẫn có thể xảy ra. Chính vì thế, điều cần thiết là các ngân hàng phải có sự thay đổi, hướng tín dụng đến đối tượng DN nhỏ và vừa nhiều hơn và các DN phải biết “nâng” mình lên để đáp ứng các điều kiện trong vay vốn.
Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương2025-01-25 04:06
Ở công xưởng thẩm mỹ Trung Quốc, ai cũng thành hot girl miễn đủ tiền2025-01-25 03:45
Những thương vụ trăm triệu đô giữa nghệ sĩ và hãng thời trang2025-01-25 03:25
Thời gian sẽ chứng minh hiệu quả các gói cứu trợ từ IMF2025-01-25 02:22
Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ2025-01-25 02:19
Chuyện 'tình một đêm thành ngàn đêm' của mẹ đơn thân và bạn học cũ2025-01-25 02:13
Giá vàng khó bứt phá trở lại khi USD liên tục ở mức cao2025-01-25 02:00
Bảo đảm cân đối cung cầu mặt hàng xăng dầu2025-01-25 01:53
Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng2025-01-25 01:52
Tìm vốn cho chuyển đổi xanh2025-01-25 01:51
Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật2025-01-25 04:24
Bộ Công Thương công bố điểm mới nổi bật trong Chiến lược xuất nhập khẩu đến 20302025-01-25 03:40
Sâu, bệnh ít gây hại đầu vụ sản xuất lúa Đông Xuân2025-01-25 03:31
WB: Ứng phó với lạm phát tăng, cần giải pháp nâng cao năng suất của nền kinh tế2025-01-25 03:03
Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn2025-01-25 02:54
Vợ nói yêu tha thiết nhưng ngoại tình, biến tôi thành kẻ ‘đổ vỏ’2025-01-25 02:43
Mỹ: FEMA hỗ trợ 1 tỷ USD cho các nạn nhân bão Sandy2025-01-25 02:38
Esther Nguyễn lần đầu tiết lộ về gia đình nhỏ với 4 nhóc tì 'siêu quậy'2025-01-25 02:16
Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương2025-01-25 02:03
HSBC: Lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm tăng 10%2025-01-25 02:00