游客发表
发帖时间:2025-01-10 15:33:57
Giữ vững thị trường trọng điểm Trung Quốc | |
Nhiều thị trường lớn đang trở lại,ạoViệtthắnglớntạinhiềuthịtrườngtrọngđiểsoi kèo melbourne xuất khẩu gạo dự báo khả quan |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại hội nghị. Ành: N.H |
Thông tin tại Hội nghị đánh giá tình hình xuất khẩu gạo quý 1/2023 và phương hướng điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới do Bộ Công Thương tổ chức ngày 26/4, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến 15/4, Việt Nam đã xuất khẩu được 2,371 triệu tấn gạo, trị giá 1.251 triệu USD, tăng gần 34% về lượng và gần 45% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng chú ý, theo ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang một số thị trường truyền thống vẫn đạt được tăng trưởng tốt trong quý 1/2023. Nổi bật là thị trường Indonesia ghi nhận mức tăng gần 180 lần về lượng và hơn 177 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022, với 148,5 nghìn tấn và 69,7 triệu USD. Hiện Indonesia đang chiếm 8% trong tổng trọng lượng và 7,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Đối với Philippines - thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 48,3% tổng lượng xuất khẩu và 45,9% tổng kim ngạch xuất khẩu trong quý 1/2023 của Việt Nam, cũng ghi nhận mức tăng 32,9% về lượng và tăng 44,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Theo đó, xuất khẩu gạo sang Philippines đạt 893,2 nghìn tấn với trị giá 450,4 triệu USD.
Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đạt 340,3 nghìn tấn với trị giá 199 triệu USD, tăng 90,7% về lượng và tăng 118,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Nhiều thị trường khác ở khu vực châu Á cũng đạt tăng trưởng cao như Singapore tăng 30,7%, Đài Loan (Trung Quốc) tăng gấp 3 lần… Qua đó giúp nâng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các thị trường châu Á đạt gần 1,57 triệu tấn, chiếm hơn 84,7% tổng lượng xuất khẩu và tăng 52,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Khu vực thị trường châu Âu, tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 1,7%) trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam nhưng vẫn đạt 32 nghìn tấn, tăng trưởng tốt gần 11% so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt là khu vực EU vốn ưa chuộng các dòng gạo thơm, gạo chất lượng cao vẫn tiếp tục có tăng trưởng mạnh mẽ như: Hà Lan đạt 4,6 nghìn tấn, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2022; Ba Lan đạt 1,5 nghìn tấn, tăng gấp 2 lần; Bỉ đạt 1,5 nghìn tấn, tăng 58,5%.
“Điều này cho thấy chất lượng gạo của Việt Nam đang ngày càng gia tăng, đáp ứng được yêu cầu từ cả các thị trường khó tính, đồng thời cho thấy tiềm năng mở rộng thị trường, gia tăng thị phần gạo chất lượng cao của Việt Nam” – ông Toản đánh giá.
Bộ Công Thương đánh giá, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu đang đi đúng định hướng, chủng loại gạo trắng thường vẫn chiếm tỷ trọng ổn định; gạo thơm và gạo nếp ngày càng gia tăng trị giá xuất khẩu. Ngoài ra, xuất khẩu gạo hữu cơ và gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng tuy với tỷ trọng còn khiêm tốn nhưng đã làm đa dạng chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam và khẳng định được giá trị hạt gạo xuất khẩu.
Đặc biệt, trong quý 1/2023, có 1 doanh nghiệp là Công ty CP nông sản hữu cơ Quảng Trị, tuy không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo nhưng đã tận dụng ưu đãi của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP để xuất khẩu gạo hữu cơ. Tuy lượng xuất khẩu còn khiêm tốn nhưng đây cũng là tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đã bước đầu chú trọng đầu tư bài bản, hướng tới xuất khẩu mặt hàng gạo giá trị cao, tạo đà thúc đẩy xuất khẩu chủng loại gạo hữu cơ trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu cũng là một điểm sáng trong quý 1/2023 khi tiếp tục giữ đà tăng trưởng. Nhiều thời điểm trong các tháng, giá gạo xuất khẩu 5% tấm đứng đầu thế giới, cao hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan và Ấn Độ.
Tại hội nghị, ý kiến từ Sở Công Thương các địa phương cũng như các doanh nghiệp đều cho rằng vấn đề đầu ra cho gạo Việt hiện rất tốt do các nước đều tăng nhu cầu nhập khẩu gạo. Vấn đề hiện nay là cần tổ chức sản xuất để nâng cao chất lượng. Theo đó, các địa phương và doanh nghiệp đều mong muốn xây dựng được cánh đồng liên kết với nông dân để mở rộng diện tích lúa gạo chất lượng cao, giúp nâng cao hơn nữa giá gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận định, dù thị trường có nhiều tín hiệu tích cực, song để thúc đẩy tăng trưởng ngành gạo, thời gian tới, các Hiệp hội, doanh nghiệp, đơn vị có liên quan cần khẩn trương rà soát, có kiến nghị để Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo như Nghị định 103, Nghị định 107/2018 để tạo tiền đề, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Về phía Bộ Công Thương, ông Tân cho biết sẽ tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược xuất khẩu gạo tầm nhìn đến năm 2030 để các doanh nghiệp, địa phương có cơ sở tổ chức triển khai đồng bộ.
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc cơ cấu lại chủng loại giống đặc thù, mã vùng trồng phục vụ cho chiến lược xuất nhập khẩu gạo, cơ cấu lại thị trường xuất khẩu… để cung cấp cho thị trường tốt hơn. Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các cam kết của Việt cũng như nước bạn để doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các hiệp định thương mại.
Bộ Công Thương cũng tiếp tục phát huy vai trò liên kết giữa các thương nhân để định hướng xuất khẩu, chủ động đàm phán, giao dịch ký kết hợp đồng xuất khẩu có hiệu quả, nâng cao vị thế gạo Việt Nam tại một số thị trường tiêu thụ lớn.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接