Ông Nicolas Sarkozy phát biểu ở Paris ầucửTổngthốngPhaacutepNhữngdựđoaacutenvềxỉu hay xĩusau khi |
AFP và Reuters đưa tin, nhóm tranh cử của ông Nicolas Sarkozy, Tổng thống ít được lòng dân nhất trong các đời Tổng thống Pháp, từng tuyên bố một chiến thắng trong vòng bầu cử đầu tiên là điều vô cùng quan trọng để ông Sarkozy nuôi hy vọng chiến thắng trong vòng bầu cử thứ hai.
Tuy nhiên, sau vòng đầu tiên, hy vọng giành được thêm lực đẩy của ông Nicolas Sarkozy đã tiêu tan; cơ hội ở lại chiếc ghế tổng thống của ông trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Thay vào đó, ứng cử viên hàng đầu là ông Francois Hollande của đảng Xã hội đã củng cố vị trí của mình sau vòng bầu cử đầu tiên.
Theo kết quả chính thức do Bộ Nội vụ Pháp công bố, ông Hollande giành được 28,2% số phiếu bầu; trong khi đó, Tổng thống đương nhiệm Sarkozy chỉ nhận được 27% số phiếu bầu.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích nhận định rằng số phiếu bầu đạt 18,6% của bà Marine Le Pen sẽ không lấy gì làm dễ chịu đối với ông Sarkozy.
Nhà phân tích chính trị Carine Marce, làm việc tại hãng cung cấp thông tin thị trường toàn cầu và phân tích kinh doanh hàng đầu của Pháp là TNS-SOFRES, phát biểu trên kênh TF1 TV: "Điều khó dự đoán nhất là những cử tri đã bỏ phiếu cho bà Marine Le Pen trong vòng một sẽ thay đổi lá phiếu của họ như thế nào trong vòng hai. Hiện tại, chúng tôi nhận thấy rằng sẽ chỉ có một số lượng hạn chế những cử tri này quay sang ủng hộ ông Sarkozy. Nếu tỷ lệ này vẫn duy trì ở mức như chúng ta đang thấy trong các cuộc thăm dò dư luận cho tới nay thì khả năng ông Sarkozy giành chiến thắng gần như là rất thấp."
Các nhà phân tích cho rằng ông Sarkozy đã không thể xoa dịu sự tức giận của cử tri đối với nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên của ông vốn để lại một nền kinh tế đi xuống và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Trong khi đó, ông Hollande được lợi từ làn sóng chống đối ông Sarkozy mặc dù Tổng thống đương nhiệm tìm mọi cách chỉ trích chương trình "thuế và tiêu dùng" của đối thủ đảng Xã hội là thảm họa tiềm tàng đối với nền kinh tế Pháp.
Ông Sarkozy hiện đang đứng giữa hai sự lựa chọn: hoặc là thu hút những cử tri từng bỏ phiếu cho bà Le Pen của đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu hay những cử tri của ứng cử viên theo đường lối trung hữu Francois Bayrou - người giành được 9,2% số phiếu bầu trong vòng bầu cử đầu tiên.
Stephane Rozes, làm việc tại Viện nghiên cứu chính trị CAP, nói: "Sẽ rất khó để ông Sarkozy có thể lật ngược tình thế. Chiến dịch tranh cử của ông đã củng cố đảng Mặt trận Quốc gia và ông ta sẽ khó lòng lôi kéo được phái trung dung."
Các nhà phân tích cho rằng việc ông Sarkozy không thể thu hút những cử tri cực hữu trong vòng bầu cử đầu tiên mặc dù đã tăng cường nhắc tới chính sách chống nhập cư là "điềm gở" đối với vòng bầu cử tiếp theo. Rất nhiều người có thể sẽ quyết định ngồi ở nhà thay vì đi bỏ phiếu cho ông Sarkozy.
Nhà phân tích Gael Sliman của Viện BVA nói: "Thách thức hiện nay là ông Sarkozy cần phải giành được sự ủng hộ của toàn bộ cử tri của đảng Mặt trận Quốc gia. Tuy nhiên, mỗi khi ông cố gắng làm điều này thì ông đều thất bại."
Các nhà phân tích cũng nhận định rằng việc quay sang tìm kiếm sự ủng hộ của những cử tri trung hữu từng bỏ phiếu cho ông Bayrou chắc chắn cũng sẽ không giúp ông Sarkozy có được lực đẩy cần thiết để giành chiến thắng cuối cùng. Chiến dịch tranh cử bị phân cực của ông Bayrou đã thể hiện không tốt, không tạo ra được điểm nổi bật nào cho các chính sách trung hữu.
Trong khi đó, ứng cử viên Hollande đang bước vào vòng hai không chỉ với vị thế là người đang dẫn đầu cuộc bầu cử mà ông còn có một số lượng lớn những cử tri cựu tả và hầu hết họ sẽ ủng hộ ông.
Ứng cử viên Jean-Luc Melenchon, được đảng Cộng sản hậu thuẫn, đã không thể thực hiện được những "lời quảng cáo" gây sốc trong chiến dịch tranh cử của mình, song vẫn giúp phe cực tả giành được kết quả là 10,9% số phiếu bầu. Hiện nay, phe cực tả không còn cách nào khác để loại bỏ ông Sarkozy ngoài cách dồn sự ủng hộ cho ông Hollande. Ngay sau khi cuộc bầu cử vòng đầu tiên kết thúc, ông Melenchon đã kêu gọi các cử tri của ông giúp đỡ những nỗ lực đánh bại ông Sarkozy.
Các nhà phân tích cho rằng, trong bối cảnh cuộc chạy đua chỉ còn lại hai ứng cử viên, sự thất vọng của dân chúng Pháp đối với ông Sarkozy thậm chí sẽ còn đóng vai trò quan trọng hơn trong vòng bầu cử tiếp theo.
Nhà phân tích chính trị Remy Lefebvre khẳng định: "Cuộc bầu cử hiện nay còn được coi là 'cuộc trưng cầu dân ý chống lại ông Sarkozy', điều này sẽ được thể hiện rõ nét hơn nhiều trong vòng thứ hai.".
(Theo TTXVN)