发布时间:2025-01-10 16:53:31 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Người được nhắc đến chính là vua Lê Cung Hoàng (1507 – 1427), tên húy là Lê Xuân. Ông là em ruột vua Lê Chiêu Tông, chắt của vua Lê Thánh Tông, được Mạc Đăng Dung lập lên để giữ danh chính khi Chiêu Tông trốn thoát vào năm 1522.
Theo sử sách, trước sự chuyên quyền, lộng hành của Mạc Đăng Dung, vua Chiêu Tông tạm thời bỏ kinh thành chạy ra ngoài. Mạc Đăng Dung sai thủ hạ đuổi theo nhưng bị nhà vua dùng quân huyện Thạch Thất đánh trả.
Với mục đích tiếp tục thao túng triều chính, Mạc Đăng Dung lập Lê Xuân khi đó mới 16 tuổi nối ngôi. Nhận xét về mưu đồ của Mạc Đăng Dung, các sử gia cho rằng, vua Lê Cung Hoàng thực chất chỉ là con rối trong tay họ Mạc.
Năm Giáp Thân (1524), Mạc Đăng Dung tự mình thăng lên tước Bình Chương quân quốc trọng sự Thái phó Nhân quốc công. Năm Ất Dậu (1525), Mạc Đăng Dung tự làm đô tướng dẫn tất cả thủy và lục quân vào đánh Thanh Hóa. Vua Lê Chiêu Tông bị bắt đưa về kinh và bị giết vào tháng 12 năm Bính Tuất (1526).
Sau cái chết của vua Chiêu Tông, tham vọng chiếm ngôi vua trong Mạc Đăng Dung ngày càng lớn. Lúc bấy giờ, xét về mọi khía cạnh, vua Cung Hoàng cũng hết giá trị lợi dụng. Ngày 15/6/1527, Mạc Đăng Dung đem quân vào kinh, bắt vua nhường ngôi. Triều thần lúc đó hầu hết là người của Đăng Dung hoặc theo Đăng Dung, tự khởi thảo chiếu nhường ngôi cho vua.
Mạc Đăng Dung xưng hoàng đế, tức là Mạc Thái Tổ, lập ra nhà Mạc, lấy niên hiệu là Minh Đức.
Thảm cảnh của vua Lê Cung Hoàng được sách Đại Việt thông sử viết: “Đăng Dung cướp ngôi, phế truất vua xuống làm Cung vương, giam cùng thái hậu vào cung Tây Nội, không cho ăn uống gì cả trong 7 ngày, đến nỗi phải xé áo mà nhai”.
Không dừng ở đó, với quan niệm diệt cỏ phải diệt tận gốc, Mạc Đăng Dung sai quân hầu mang dải lụa vàng bắt hai mẹ con vua Lê Cung Hoàng phải tự tử. Sau đó đem xác hai người phơi bày ngoài quán Bắc Sứ (nay thuộc khu vực phố Quán Sứ, Hà Nội,) rồi đưa về chôn ở lăng Hoa Dương, huyện Ngự Thiên (nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình).
Kim Nhã相关文章
随便看看