Tối 12/12,úagạolàdịpquảngbáhìnhảnhđấtnướcconngườiViệkết quả u19 dortmund Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Lễ khai mạc Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 với chủ đề: "Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt Nam". Festival diễn ra từ ngày 12 - 15/12/2023. Thủ tướng Phạm Minh Chính theo dõi sự kiện từ điểm cầu Hà Nội; Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đến dự sự kiện tại Hậu Giang. Festival được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới việc trở thành quốc gia tiên phong trong sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải, phát triển theo hướng xanh, bền vững. Đây là sự kiện quan trọng khẳng định vai trò, định vị ngành hàng lúa gạo Việt Nam trong nước cũng như khu vực và quốc tế. Tại điểm cầu Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm 2023 là năm có những thời cơ, thuận lợi đan xen với khó khăn, thách thức. Đến thời điểm này, kinh tế Việt Nam cơ bản ổn định, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy được tăng trưởng. Đặc biệt xuất khẩu gạo có thể đạt 8 triệu tấn trong năm nay, thể hiện Việt Nam là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Thủ tướng khẳng định, Festival lúa gạo năm 2023 là dịp quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thân thiện, cần cù, mến khách, yêu lao động. Đồng thời, cũng quảng bá nền văn minh lúa nước hàng nghìn năm của nước ta. Việt Nam cũng là nước đầu tiên xây dựng và phát triển kế hoạch 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, nhiều thập niên trước, "chạy gạo" từng bữa từng là nỗi lo toan thường nhật. Giờ đây, cây lúa mở đường lớn đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu về sản lượng và chất lượng. Gạo Việt Nam được vinh danh trong nhóm gạo ngon nhất thế giới. Thành tựu này ghi nhận sự đóng góp miệt mài, cần mẫn của biết bao người gắn bó với cây lúa quê hương, từ người nông dân, hợp tác xã tổ chức sản xuất đến các chuyên gia, nhà khoa học… cùng hàng loạt cơ chế của Đảng, Nhà nước. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, hiện nay, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, biến động thị trường, xu thế tiêu dùng, chuỗi ngành hàng lúa gạo cần có những thích ứng linh hoạt để trở nên chuyên nghiệp và bền vững, không chỉ tạo ra các sản phẩm chất lượng cao mà còn góp phần kiến tạo nên một hệ sinh thái ổn định, an lành. “Chúng tôi hiểu rằng, quyền lợi và trách nhiệm của người trồng lúa Việt Nam luôn gắn bó mật thiết và là một phần không thể tách rời với chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo toàn cầu. Đổi mới sáng tạo, ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật phù hợp, đồng bộ dựa trên việc tiếp nối những kinh nghiệm tri thức bản địa, với tinh thần gìn giữ môi trường, tôn trọng thiên nhiên, là cách thức mà đội ngũ nông dân chuyên nghiệp tại Việt Nam đã và đang thực hiện, để hướng tới những cánh đồng phát thải thấp”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh. Chia sẻ cảm xúc tại sự kiện, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cảm thấy rất hạnh phúc bởi Việt Nam luôn là một trong những quốc gia hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo trên thế giới. Đó là điều rất tốt cho người nông dân, Chính phủ Việt Nam. Văn Cảnh và nhóm PV, BTV |