【kết quả của ligue 1】Chuyển hướng nhập khẩu nguyên liệu dệt may: Giá rẻ “bó chân”

[Cúp C2] 时间:2025-01-09 23:50:55 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:25次

chuyen huong nhap khau nguyen lieu det may gia re bo chan

Hầu hết các DN dệt may làm hàng theo phương thức gia công. Ảnh: Danh Lam

Muốn loại bỏ...

300 triệu đồng là số tiền mà Công ty TNHH Dệt may T&N đã bị “mất trắng” khi làm ăn với DN Trung Quốc. Ông Trần Đức Toàn,ểnhướngnhậpkhẩunguyênliệudệtmayGiárẻbóchâkết quả của ligue 1 Giám đốc Công ty TNHH Dệt may T&N chia sẻ, cuối năm 2014, công ty ông đã nhập 1 lô hàng 300 thùng sợi từ Trung Quốc về để sản xuất. Nhưng khi hàng về đến nơi thì ông Toàn mới tá hỏa bởi sợi đã biến thành… đá vụn.

“Trên thực tế, trước khi nhập chúng tôi đã cho người sang kiểm tra, giám sát đối tác nhưng đến khâu đóng hàng lại không kiểm soát”, ông Toàn nói.

Tiền mất tật mang, công ty ông Toàn còn phải mất thêm 2 triệu đồng để đi đổ… đá. Theo ông Toàn, việc làm ăn với DN Trung Quốc gặp rất nhiều rủi ro, xuất phát từ đạo đức kinh doanh của đối tác kém. Do làm ăn với đối tác Trung Quốc “không thành” nên Công ty TNHH Dệt may T&N đã chuyển hẳn sang NK sợi từ thị trường Nhật Bản. Một lý do khác nữa khiến DN trên dứt khoát chuyển sang NK sợi từ Nhật Bản là do chất lượng hàng ổn định và đạt yêu cầu của DN.

Đây chỉ là một ví dụ cụ thể cho nhiều vụ làm ăn đổ bể của DN Việt Nam với DN Trung Quốc. Với cách thức làm ăn chộp giật của đối tác, đi kèm với chất lượng hàng NK kém, cộng với sự cảnh báo về nguy cơ phụ thuộc vào một thị trường NK, có lẽ DN dệt may đã có cớ để đi tìm thị trường NK thay thế.

Trên thực tế, thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản được đánh giá là thị trường tiềm năng cho việc NK nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may. Bởi lẽ, thuế suất NK nguyên phụ liệu dệt NK từ 2 thị trường này được giảm về 0%. Cụ thể, theo Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, giai đoạn 2015-2019 do Bộ Tài chính mới ban hành, từ ngày 1-4-2015, biểu thuế Việt Nam - Nhật Bản sẽ có 3.234 số dòng thuế có thuế suất 0% (tương đương với 33,8% tổng biểu thuế) và 354 dòng thuế suất không cam kết cắt giảm, thuế suất áp dụng sẽ theo mức thuế MFN tại thời điểm hiện hành. Theo đó, các dòng thuế có thuế suất bằng 0% tập trung vào các nhóm mặt hàng: Chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm tân dược…

Cũng mới đây thôi, Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc đã chính thức được ký kết. Với FTA này, Việt Nam cắt giảm thuế quan với 92,7% giá trị NK (tính theo số liệu năm 2012), chiếm 89,2% số dòng thuế, chủ yếu với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may, nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, xe tải và xe con từ 3.000 cc trở lên, phụ tùng ô tô... Bộ Công Thương cho rằng, phần lớn trong số này là các nguyên, phụ liệu cần NK phục vụ sản xuất trong nước, giúp giảm phụ thuộc vào nguồn NK từ một vài nước khác.

... nhưng không dễ

Những tưởng đây là cơ hội để DN dệt may hạn chế sự phụ thuộc thị trường NK, nhưng khi trao đổi với nhiều DN dệt may thì câu chuyện hoàn toàn khác. Bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định: “Do được hưởng thuế NK thấp mà DN chuyển thị trường NK, điều này không đơn giản như vậy bởi việc NK còn phụ thuộc vào chất liệu, giá thành. Tôi không nghĩ rằng, đây sẽ là xu hướng của các DN dệt may”.

Hiện nay, hầu hết các DN dệt may đều làm gia công nên việc NK nguyên liệu phụ thuộc khá lớn vào khách hàng. Ví dụ như Công ty CP May Đáp Cầu, có đến 70% nguồn nguyên phụ liệu được NK từ Trung Quốc, 20% NK từ Hàn Quốc, còn Nhật Bản thì chưa nhập. Ông Nguyễn Đức Thăng, Trưởng phòng thị trường, Công ty CP May Đáp Cầu cho biết, hiện Công ty chủ yếu làm gia công nên việc NK nguyên liệu cũng do khách hàng “chỉ điểm” để có giá rẻ cũng như đảm bảo chất lượng. Nguyên liệu của Trung Quốc có giá cạnh tranh, số lượng lớn nên có thể đáp ứng được yêu cầu của DN. Hơn nữa, phân khúc thị trường của May Đáp Cầu không yêu cầu hàng chất lượng cao, do đó không cần phải NK ở những nước có giá đắt hơn. “Khi NK nguyên liệu của Trung Quốc, mình sẽ vất vả hơn trong việc lựa chọn hàng, lựa chọn khách hàng nhưng bù lại giá cạnh tranh hơn, vận chuyển đơn giản hơn”, ông Thăng cho hay.

Tương tự, cũng chủ yếu làm hàng gia công nên khách hàng chỉ định NK hàng ở đâu thì Công ty May Hồ Gươm nhập nguyên liệu ở đó. Theo thông tin do ông Phí Ngọc Trịnh, Phó giám đốc Công ty May Hồ Gươm cung cấp, 80% nguyên liệu của Công ty được NK từ Trung Quốc. Với giá cả cạnh tranh hơn so với thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản nên khó có thể thay đổi thị trường NK.

Từ thực tế nêu trên có thể thấy rằng, phương thức gia công không chỉ khiến giá trị gia tăng của sản phẩm ngành dệt may nước ta không cao (bởi lẽ giá trị nguyên phụ liệu đã chiếm từ 60% - 70%) mà còn đang “bó chân” DN trong việc lựa chọn đối tác.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接