Hiện nay,ảnlýkinhphíchủđộngtiếtkiệmnhờkhoásoi kèo arsenal vs brentford các địa phương đều chưa thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo chức danh Đợt khảo sát nhằm giúp Bộ Tài chính đánh giá đầy đủ, toàn diện về tình hình triển khai cơ chế khoán trong thời gian vừa qua và đẩy mạnh công tác khoán chi trong thời gian tới, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo phản ánh của các địa phương trong đợt khảo sát, việc khoán chi đã đi vào nề nếp, tạo được sự chủ động trong quản lý tài chính, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong sử dụng kinh phí.
Các địa phương chưa khoán kinh phí sử dụng ô tô
Các nội dung mà Bộ Tài chính khảo sát lần này là về tình hình khoán xe ô tô phục vụ công tác, khoán công tác phí, khoán chi xây dựng văn bản pháp luật, tình hình thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và quản lý kinh phí hành chính, theo Nghị định 130/NĐ-CP và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP. Theo báo cáo của các địa phương, hiện nay, các địa phương đều chưa thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo chức danh. Ghi nhận từ Sở Tài chính Hải Phòng cho thấy, địa phương này mới chỉ thực hiện khoán xăng xe, sửa chữa, rửa xe, thanh toán chi phí phục vụ. Còn tỉnh Kon Tum vẫn đang rà soát mà chưa xây dựng được phương án khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cho một số chức danh, sắp xếp lại xe ô tô dôi dư và giải quyết chế độ theo quy định đối với lái xe sau khi thực hiện chế độ khoán. Lý do được Sở Tài chính Kon Tum đưa ra là: Kon Tum là tỉnh miền núi, dịch vụ công cộng về vận tải chưa nhiều đặc biệt là dịch vụ vận tải đến các xã vùng đặc biệt khó khăn, nên việc xây dựng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cho các chức danh chưa thực hiện được. Các địa phương đề xuất, nên khoán tổng thể kinh phí giao tự chủ, giao thường xuyên để các cơ quan/đơn vị quyết định hình thức sử dụng. Đồng thời, giao cho thủ trưởng cơ quan/đơn vị quyết định và xây dựng nội dung khoán chi. Cũng như hai địa phương là Hải Phòng và Kon Tum, tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk cũng chưa thực hiện hình thức khoán trên. Sở Tài chính Đắk Lắk cho biết, đơn vị còn chờ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực (1/1/2018) và Chính phủ ban hành nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, rồi mới tổ chức thực hiện khoán.
Đối với việc khoán kinh phí sử dụng điện thoại di động, điện thoại công vụ được Hải Phòng đánh giá là không có khó khăn, vướng mắc. Khoán sử dụng điện thoại giúp thuận tiện trong việc thanh toán cho cơ quan và người được khoán. Tỉnh Kon Tum cũng đã ban hành quyết định quy định việc trang bị và sử dụng điện thoại di động và điện thoại cố định tại nhà riêng, cụ thể hóa các chức danh được trang bị và thanh toán cước phí sử dụng; trong đó, quy định rõ đối tượng được sử dụng điện thoại di động và điện thoại cố định tại nhà riêng. Sở Tài chính Gia Lai kiến nghị, nên nâng mức tiền cước sử dụng điện thoại di động theo tốc độ tăng của chỉ số tiêu dùng hàng năm và giảm nội dung khoán điện thoại tại nhà riêng (vì hiện nay việc sử dụng điện thoại nhà riêng rất ít).
Ngoài ra, về việc khoán kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được các tỉnh đánh giá là tạo thuận lợi trong công tác thanh toán kinh phí. Về chế độ khoán công tác phí, các địa phương đều cho biết, thanh toán công tác phí theo hình thức khoán đã rút ngắn được quy trình thanh toán, khối lượng hồ sơ thanh toán giảm so với trước đây. Và tất cả các tỉnh đã khoán văn phòng phẩm đến từng phòng, ban, từng đối tượng.
Chưa giảm được biên chế
Về kết quả thực hiện Nghị định số 130/NĐ-CP và Nghị định 117/2013/NĐ-CP, Sở Tài chính Hải Phòng cho biết đã giao khoán kinh phí tự chủ cho 100% các cơ quan nhà nước. Đến năm 2017, các đơn vị đã xây dựng xong quy chế chi tiêu nội bộ. Theo đánh giá của Sở Tài chính Hải Phòng, các đơn vị sau khi chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính đã ý thức hơn trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chủ động thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao thu nhập gắn với trách nhiệm đối với từng cán bộ công chức, tuy nhiên sự cải thiện chưa rõ rệt.
Đối với tỉnh Kon Tum, mới chỉ có 3/10 huyện, thành phố thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính của cấp xã, phường, thị trấn. Còn các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, chưa có xã, phường, thị trấn thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định 130.
Tuy nhiên, một số địa phương cho biết việc thực hiện theo Nghị định 130 còn một số khó khăn, vướng mắc. Theo Sở Tài chính Hải Phòng, nhiều đơn vị của địa phương mặc dù muốn tiết kiệm được kinh phí, tăng thu nhập lao động, tinh giản, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, nhưng lại chưa giảm được biên chế. “Trên thực tế, cơ cấu chi cho con người chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên (từ 80% - 90%). Do đó, việc tiết kiệm chi nhằm tăng thu nhập cho người lao động, trích lập các quỹ là rất khó khăn...”, báo cáo của Sở Tài chính Hải Phòng nhấn mạnh.
Cùng thực trạng tương tự như Sở Tài chính Hải Phòng, Sở Tài chính Gia Lai cho biết, việc giao biên chế chưa gắn với công việc được giao và vị trí việc làm, dẫn đến đơn vị phải đi cơ sở nhiều thì không có thu nhập do tiết kiệm, đơn vị đi cơ sở ít thì có thu nhập. Về phía tỉnh Kon Tum, tỉnh này gặp khó khăn khi triển khai giao kinh phí chi hoạt động thường xuyên cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp theo khối lượng công việc.
Do vậy, các địa phương đề xuất, nên khoán tổng thể kinh phí giao tự chủ, giao thường xuyên để các cơ quan/đơn vị quyết định hình thức sử dụng. Đồng thời, giao cho thủ trưởng cơ quan/đơn vị quyết định và xây dựng nội dung khoán chi. Bùi Tư |