88Point88Point

【kết quả nottingham】Chưa đến 1% doanh nghiệp bị thanh tra lao động hàng năm

chua den 1 doanh nghiep bi thanh tra lao dong hang nam

Trong khi mỗi năm có khoảng 600 người chết vì tai nạn lao động nhưng số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng bị đề nghị khởi tố hàng năm rất ít,ưađếndoanhnghiệpbịthanhtralaođộnghàngnăkết quả nottingham chỉ 3-4%và chỉ có 2% số vụ được đưa ra khởi tố. Ảnh internet.

Lo chồng lo

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thời gian qua, ngành xảy ra nhiều tai nạn lao động nhất trong những năm qua là ngành xây dựng, xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp.

Theo ông Hà Tất Thắng- Cục trưởng Cục An toàn Lao động- Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội thông tin, qua điều tra những vụ tai nạn nghiêm trọng thời gian gian qua, để xảy ra những vụ tai nạn nghiêm trọng thời gian qua, nguyên nhân do thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 18,3%; người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động chiếm 11,4%; người lao động bị nạn vi phạm quy trình, quy chuẩn an toàn lao động chiếm 11,9%.

Thống kê của Cục An toàn Lao động- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong thời gian từ năm 2005- 2014, cả nước đã xảy ra 58.399 vụ tai nạn lao động, trong đó có 5.232 vụ chết người, làm chết 5.791 người, 14.298 người bị thương nặng. Ngành xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng nhất là xây dựng, xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, chiếm khoảng 30% số vụ gây chết người. Riêng trong năm 2014, đã xảy ra 6.709 vụ tai nạn lao động, trong đó có 592 vụ chết người.

Bên cạnh đó, ông Thắng cũng cho rằng hiện có tình trạng chủ đầu tư chưa thực hiện đủ quyền, nghĩa vụ trong thi công công trình, nhà thầu giám sát, thi công thiếu kiểm tra, không huấn luyện an toàn, không trang bị đủ phương tiện an toàn, thi công chồng chéo

“Nhìn lại hầu hết các sự cố xảy ra, đều có phần liên quan đến vận hành cần cẩu của những công trình trên cao. Cũng phải nói rằng, tốc độ đô thị hóa phát triển mạnh như hiện nay, các công trình xây dựng tòa nhà cao tầng, công trình giao thông hiện đại bắt đầu mọc lên như nấm. Do đó, nhu cầu sử dụng các loại cần cẩu phục vụ thi công công trình trên cao là biện pháp duy nhất”, ông Thắng nhấn mạnh.

Ngoài ra, vị này cũng cho rằng, hiện chế tài xử lý các DN xây dựng vi phạm an toàn lao động còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó công tác thanh, kiểm tra chấp hành pháp luật lao động còn khá “khiêm tốn” so với số DN đang hoạt động dẫn tới nhiều DN “nhờn”.

“Trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 0,22% số DN đang hoạt động được thanh tra pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động và 10% DN báo cáo về tai nạn lao động,” ông Hà Tất Thắng nói.

Còn ông Lê Quang- Phó Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình- Bộ Xây dựng cho rằng một trong số những nguyên nhân là công tác đảm bảo an toàn lao động tại các công trình đang thi công chưa được chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các nhà thầu thực sự coi trọng, không tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng.

Đặc biệt, tại nhiều công trình, công tác thiết kế, lắp đặt và sử dụng giàn giáo không đảm bảo an toàn như giàn giáo không được tính toán, thiết kế theo quy định, vật liệu chế tạo giàn giáo không đúng quy cách, việc lắp đặt giàn giáo chủ yếu theo kinh nghiệm, không kiểm tra chặt chẽ, việc chất tải trên giàn giáo không đúng theo quy trình hoặc vượt tải trọng cho phép...

Đó là chưa kể đến chất lượng giàn giáo, thiết bị qua sử dụng bị xuống cấp, hư hỏng, không đảm bảo an toàn nhưng không được kiểm tra, kiểm định theo quy định.

Xử lý nghiêm DN vi phạm

Trước thực trạng này, ông Thắng cho biết, thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành xây dựng các văn bản quy phạm làm rõ các quy định về điều kiện năng lực của nhà thầu tham gia xây dựng công trình phải có cán bộ chuyên trách quản lý về an toàn lao động; cấp chứng chỉ hành nghề an toàn lao động trong xây dựng.

Bên cạnh đó, vị Cục trưởng Cục An toàn lao động này cũng khẳng định, thời gian tới cơ quan này sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường thanh, kiểm tra công tác an toàn lao động tại các công trình trọng điểm quốc gia; lập các đoàn thanh tra đột xuất kiểm tra các công trình xây dựng.

Ông Quang đề xuất, với các chủ đầu tư theo dõi giám sát thi công, nhà thầu không đảm bảo, để mất an toàn có thể đình chỉ, cần chấm dứt hợp đồng thi công. Với nhà thầu thi công xây dựng, phải lập biện pháp đảm bảo an toàn với người và thiết bị theo quy định. Khi có nguy cơ mất an toàn phải dừng ngay, khi nào đánh giá sửa xong, đảm bảo an toàn mới cho làm.

“Chỉ đạo các ngành liên quan đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, sâu rộng những văn bản hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất, kinh doanh; tích cực tư vấn cho người sử dụng lao động, người lao động nâng cao nhận thức về an toàn, vệ sinh lao động; chú trọng công tác quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động đối với các DN có từ 200 lao động trở lên”, ông Quang nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, thành phố chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn phối hợp với các quận, huyện, thị xã tổ chức đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành về nội dung này định kỳ, đột xuất một cách khoa học để tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tại các đơn vị, DN.

赞(68365)
未经允许不得转载:>88Point » 【kết quả nottingham】Chưa đến 1% doanh nghiệp bị thanh tra lao động hàng năm