【nhận định kèo nhật bản】Liên kết để phát triển bền vững

Liên kết tiêu thụ sản phẩm

Ngụ xã Thống Nhất,ếtđểphaacutettriểnbềnvữnhận định kèo nhật bản huyện Bù Đăng nhưng ông Đoàn Văn Trạm hiện là thành viên Hội DN huyện Bù Đốp. Ông cũng là người đang thực hiện chuyển đổi 3 ha điều và 7 ha cao su sang trồng mít ruột đỏ ở đây. Dự án này ông Trạm ký kết thực hiện trọn gói với một thành viên của hội là Hợp tác xã (HTX) thương mại - dịch vụ Phước Thiện (HTX Phước Thiện). 

Các thành viên Hội Doanh nghiệp Bù Đốp ký kết dự án hợp tác phát triển tại lễ công bố thành lập hội vào tháng 3-2021

HTX Phước Thiện đảm nhận từ khâu thiết kế kỹ thuật, cung cấp cây giống, phân bón, hướng dẫn chăm sóc đến bao tiêu sản phẩm. Hiện mít ruột đỏ bán ngoài thị trường giá khoảng 40 ngàn đồng/kg. Nhưng hai bên đã thỏa thuận ký hợp đồng 10 năm với giá ổn định 15 ngàn đồng/kg đối với mít loại 1 và 12 ngàn đồng/kg với mít loại 2.

Theo tính toán của ông Trạm: 1 ha trồng khoảng 400 cây mít, chi phí ban đầu khoảng 64 triệu đồng/ha, bao gồm giống, phân bón, công chăm sóc. Sau 2 năm, mít sẽ cho trái bói. Tùy theo sức của từng cây có thể để 1-2 trái, mỗi trái khoảng 10kg. Những năm tiếp theo, cây càng lớn, để trái nhiều hơn, dự kiến khoảng năm thứ 3 sẽ thu hồi vốn.

 “Muốn sản xuất bền vững thì cần có sự liên kết chặt chẽ giữa khâu sản xuất và tiêu thụ. Việc ký kết hợp tác giữa các thành viên trong hội sẽ đảm bảo được thực hiện an toàn, tin cậy” - ông Trạm chia sẻ.

Ổn định sản xuất, tạo việc làm

Thời điểm này, việc tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ tuy có khó khăn, song HTX đồ gỗ mỹ nghệ Thắng Lợi (HTX Thắng Lợi) ở ấp 6, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp vẫn duy trì hoạt động thường xuyên, đảm bảo việc làm cho lao động. Các sản phẩm đồ gỗ như bàn ghế, giường, tủ vẫn được sản xuất đều đặn.

 Ông Nguyễn Hồng Thư, Giám đốc HTX Thắng Lợi lý giải: “Khách hàng của HTX đa số ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khách hàng không đi lại mua bán, trao đổi được cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố gắng duy trì hoạt động. Bởi nghề mộc không ăn xổi được, vẫn phải đầu tư đến khi hết dịch sẽ có nguồn hàng để bán cho thị trường tiềm năng”. 

Lãnh đạo Hội Doanh nghiệp huyện Bù Đốp (phải) đi thăm, tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại HTX đồ gỗ mỹ nghệ Thắng Lợi

Cũng theo ông Thư, HTX Thắng Lợi có nhiều thuận lợi trong việc nhập khẩu gỗ từ Campuchia về. Mỗi lần nhập khối lượng lớn, chất lượng gỗ tốt, HTX lại có kho, bãi chứa rộng rãi nên lượng gỗ luôn đáp ứng nhu cầu sản xuất trong thời gian dài. Do vậy, những người thợ trực tiếp làm tại xưởng của gia đình và các thành viên HTX luôn có việc làm ổn định.

Không chỉ tạo việc làm cho thành viên, các khâu trung gian cũng được hưởng lợi từ việc duy trì sản xuất của HTX. Cơ sở của anh Nguyễn Xuân Quý ở thôn Tân Hòa, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp chuyên đánh bóng, sơn PU, làm đẹp cho các sản phẩm do HTX Thắng Lợi sản xuất. Mỗi ngày, cơ sở luôn có từ 7-10 thợ, thu nhập bình quân khoảng 6-7 triệu đồng/người/tháng.

Anh Quý cho biết: “Người làm công việc tại cơ sở của gia đình cơ bản không quá vất vả, đa số là phụ nữ, bà con lối xóm, anh em họ hàng. Sản phẩm của HTX Thắng Lợi nhiều nên việc làm PU của nhân công diễn ra đều đặn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đồ gỗ của HTX Thắng Lợi chưa bán kịp, do vậy tiền công trả cho thợ cũng bị chậm lại. Dù vậy, mọi người đều chia sẻ với nhau”.

Phát huy vai trò “bà đỡ”

Để hỗ trợ các DN khắc phục khó khăn trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lãnh đạo Hội DN huyện Bù Đốp xây dựng kế hoạch thường xuyên tới thăm DN thành viên, tìm hiểu thuận lợi, khó khăn. Qua đó tư vấn, định hướng, bàn giải pháp tháo gỡ để hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định.

Chia sẻ về một số kế hoạch đang triển khai, ông Nguyễn Viết Vị, Phó chủ tịch Hội DN huyện Bù Đốp nhấn mạnh: Hội đang tiến hành một số hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ bán hàng cho các DN thành viên thông qua mạng xã hội và các sàn giao dịch điện tử để mang sản phẩm ra thị trường. Thành viên nào khó khăn và có nhu cầu về vốn sản xuất, lãnh đạo hội sẽ tìm kiếm nguồn hỗ trợ từ các kênh tài chính khác nhau, vận động những “con chim đầu đàn” cho vay, mượn, nhất là đối với các DN, HTX nhỏ, năng lực tài chính còn hạn chế để duy trì sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu, qua đó đẩy mạnh hoạt động thương mại, cùng nhau phát triển bền vững.

Hội DN huyện Bù Đốp phải bảo vệ được quyền lợi của thành viên, hỗ trợ hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận. Từ đó nâng cao thu nhập cho DN cũng như người dân trên địa bàn. Hội đã xây dựng chương trình hành động, bước đầu đã có những tín hiệu khả quan. Nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hội vẫn hỗ trợ các DN hoạt động ổn định. Đó là điều đáng ghi nhận. 

Ông Mai Xuân Tuân, Phó bí thư Thường trực Huyện ủy, Trưởng ban chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác huyện Bù Đốp 

Đại hội Đảng bộ huyện Bù Đốp nhiệm kỳ 2020-2025 cũng đã xác định chương trình đột phá là chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng an toàn và bền vững. Hội DN huyện Bù Đốp ra đời được ví như “bà đỡ” đối với các DN, từng bước lan tỏa phong trào khởi nghiệp trên địa bàn.

Ông Mai Xuân Tuân, Phó bí thư Thường trực Huyện ủy, Trưởng ban chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác huyện Bù Đốp cho biết: Thực trạng kinh tế tập thể của Bù Đốp còn nhiều khó khăn. Các HTX hoạt động còn manh mún, nhỏ lẻ. Sứ mệnh của Hội DN huyện Bù Đốp là liên kết các HTX, DN thành viên với nhau, đồng thời liên kết với các DN khác trong và ngoài tỉnh. Các thành viên của hội phải tạo ra chuỗi sản phẩm có chất lượng và nguồn nguyên liệu dồi dào để việc liên kết không bị gián đoạn.

Nhà cái uy tín
上一篇:NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
下一篇:Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông