【soi keo macarthur】Nghị định mới về phân phối hàng hóa phải mới
Công văn ra đời trong bối cảnh Nghị định 23/2007/NĐ-CP điều chỉnh vấn đề nói trên đã bắt đầu trở nên lạc điệu với Luật Đầu tư mới, trong khi nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường phân phối bằng cách mua lại doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhiều.
Có mới, vấn vương cũ
Bộ Công Thương nên trao quyền cho cơ quan cấp phép địa phương như gợi ý của Chính phủ. |
Khổ nỗi, giờ lục tung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp cũng không biết “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” là doanh nghiệp gì mà chỉ còn khái niệm “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Quan trọng hơn, có phải theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp Việt dù chỉ có một cổ phần do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cũng là “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”? Hay là phải áp dụng nguyên tắc của Luật Đầu tư, tức là chỉ khi nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn trở lên thì doanh nghiệp mới cần có giấy phép con này? Nếu cách hiểu đầu tiên là đúng thì không biết Bộ Công Thương sẽ xử lý sao với hàng ngàn doanh nghiệp Việt đang có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần, phần vốn góp mà chưa có giấy phép kinh doanh.
Ngưng kinh doanh, chờ giấy phép
Cũng theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa sau khi được cấp giấy phép kinh doanh. Điều này là hợp lý nếu đó là doanh nghiệp được thành lập mới, phải có giấy phép con rồi mới kinh doanh. Nhưng có lẽ Bộ Công Thương không hiểu yêu cầu này sẽ khiến nhiều doanh nghiệp bán vốn cho nước ngoài “mếu máo”. Sở dĩ vậy là vì khi giao dịch góp vốn, mua cổ phần hoàn tất, nhà đầu tư trở thành chủ sở hữu cổ phần, cũng là lúc doanh nghiệp thuần Việt trở thành “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, nhưng để có giấy phép kinh doanh thì còn phải mất ít nhất 18 ngày làm việc (theo luật), thậm chí có thể là vài tháng (theo thực tế). Theo Bộ Công Thương, suốt thời gian này doanh nghiệp phải ngừng kinh doanh mua bán hàng hóa. Thử tưởng tượng một doanh nghiệp bán buôn thực phẩm với hệ thống phân phối rộng khắp, bán hàng cho siêu thị to đến nhà hàng nhỏ, phải ngưng cung cấp hàng vì phải chờ giấy phép kinh doanh. Thiệt hại mà doanh nghiệp này phải gánh là không hề nhỏ.
Ý anh, ý tôi
Nghị định 23 nói trên có đặt ra một điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép kinh doanh. Đó là nhà đầu tư nước ngoài phải đến từ các nước, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà trong đó Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa. Ví dụ, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO là một điều ước như thế và do vậy nhà đầu tư đến từ Cayman Islands vốn không không phải là thành viên WTO sẽ không được tham gia hoạt động mua đi, bán lại hàng hóa ở Việt Nam.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 118/2015/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 27-12-2015), theo đó nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO. Tinh thần của quy định này cởi mở hơn nhiều so với Nghị định 23 nói trên.
Mặc dù vậy Bộ Công Thương vẫn dựa vào Nghị định 23 (vốn do chính bộ này soạn thảo) để từ chối nhà đầu tư đến từ Cayman Islands đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa ở Việt Nam. Có hai cách để giải thích sự từ chối này: một là Bộ Công Thương chưa nắm được quy định mới của Nghị định 118 (vốn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo); hai là Bộ Công Thương nghĩ khác với tinh thần của Nghị định 118, theo đó lĩnh vực mua bán hàng hóa vẫn là lĩnh vực riêng không dành cho những quốc gia, vùng lãnh thổ không là thành viên WTO.
Nghị định mới phải mới
Đầu tháng 3-2016, Văn phòng Chính phủ ra công văn(2) đồng ý để Bộ Công Thương nhanh chóng soạn thảo nghị định thay thế Nghị định 23 vào tháng 7 năm nay. Hy vọng rằng Bộ Công Thương với tinh thần đổi mới và tiếp thu sẽ giải quyết các vấn đề nói trên trong nghị định mới, bao gồm những điểm sau đây:
Thứ nhất, làm rõ đối tượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào phải xin cấp giấy phép kinh doanh. Về điểm này Bộ Công Thương nên theo tinh thần của Luật Đầu tư mới, theo đó chỉ doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài nắm (trực tiếp hoặc gián tiếp) từ 51% vốn trở lên mới phải xin cấp giấy phép kinh doanh khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa.
Thứ hai, quy định hợp lý hơn về thời điểm cấp giấy phép kinh doanh trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt. Sẽ hợp lý nếu Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh trước hoặc cùng lúc với thời điểm cơ quan cấp phép địa phương chấp thuận việc đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (theo điều 26 Luật Đầu tư). Có như vậy công việc kinh doanh của doanh nghiệp mới không bị ngưng trệ khi giao dịch góp vốn, mua cổ phần hoàn tất.
Thứ ba, tiếp thu tinh thần của Nghị định 118, theo đó nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO vẫn được tham gia đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa ở Việt Nam.
Ngoài ra Bộ Công Thương nên trao quyền cho cơ quan cấp phép địa phương như gợi ý của Chính phủ. Cụ thể, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương nghiên cứu để phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh cho cơ quan cấp phép địa phương (sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh hoặc ban quản lý khu công nghiệp).
Kể từ năm 2007, thời điểm nhà đầu tư nước tham gia vào thị trường phân phối hàng hóa nhờ cam kết mở cửa của Việt Nam với WTO, Việt Nam đã đặt ra các hàng rào pháp lý để làm chậm quá trình này, tạo thêm thời gian cho hệ thống phân phối trong nước kịp lớn. Những quy định góp phần hạn chế sự tham gia của nước ngoài vào lĩnh vực màu mỡ này, tuy cần thiết, nhưng phải minh bạch và hợp lý. Nếu không, sẽ tạo dư địa cho lợi ích cá nhân và làm sâu sắc thêm tính thiếu đồng bộ và không tiên liệu trước được của pháp luật Việt Nam.
(1) Công văn 12933/BCT-KH ngày 18-12-2015
(2) Công văn 1315/VPCP-KTTH ngày 2-3-2016
下一篇:25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
相关文章:
- Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- Hà Nội quy định 8 trường hợp vi phạm xây dựng, PCCC bị cắt điện, nước
- Dôi dư 109 cán bộ sau khi mở rộng thành phố Vinh
- Đường sắt tốc độ cao Bắc
- Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- Cướp xe máy SH ngay gần đồn Công an rồi cắt cổ tự tử
- Động đất tại Phú Thọ, nhiều nơi ở Hà Nội cảm nhận rung lắc
- Năm 2024, Bình Dương tiến hành 557 cuộc thanh tra chuyên ngành
- BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man
相关推荐:
- Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- Tình hình Ukraine mới nhất: Quốc hội Ukraine nhất trí áp đặt lệnh cấm vận thương mại trả đũa Nga
- Phát hiện 6 tạ nội tạng bốc mùi hôi thối trên xe khách Hà Nội
- Tai nạn giao thông kinh hoàng trên cao tốc: Khẩn trương làm rõ nguyên nhân
- Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- Hơn 4.870 cán bộ công đoàn tập huấn nghiệp vụ xử lý đơn khiếu nại, tố cáo
- Lãnh đạo HN trăn trở trước cảnh công an giằng co đồ với bà bán trà đá
- Hơn 1 giờ đưa thi thể đang phân hủy từ giếng nước sâu và hẹp
- Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- Tình hình Ukraine mới nhất: Mỹ nhờ Nga giải quyết vấn đề Ukraine
- Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- Cựu Tổng giám đốc Sàn giao dịch tiền ảo Mt.Gox bị bắt tại Nhật
- Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?