发布时间:2025-01-27 10:27:09 来源:88Point 作者:Cúp C1
TRẢ NỢ RỪNG
Chúng tôi ghé thăm gia đình già làng Điểu KRiêng ở thôn Sơn Lập,đạithụcủađồngbagraveoMơnocircngởThọSơtỷ số helsinki xã Thọ Sơn lúc trời gần trưa. Bà Thị Khơ, vợ ông Điểu KRiêng, cho hay: “Ông đi chăn bò từ sáng sớm và thường đến tối mới về. Nhưng hôm nay ông nói có hẹn nên tranh thủ vào cắt ít cỏ cho bò rồi về”. Ngồi chưa ấm chỗ thì già Điểu KRiêng với dáng người nhỏ nhắn, nước da ngăm đen chạy xe máy cà tàng chở một buồng chuối chín đã vào đến sân.
Ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng già làng Điểu KRiêng vẫn miệt mài lao động
Ông Điểu KRiêng nhanh nhẹn: “Tôi tranh thủ vào rẫy cắt cỏ cho bò, tiện thể chặt thêm buồng chuối bổ sung thức ăn cho lũ cheo rừng đang thả nuôi trong vườn”. Thấy tôi ngạc nhiên, già KRiêng giải thích: Trước đây, rừng không chỉ che giấu bộ đội mà còn đảm bảo cuộc sống cho cả cộng đồng. Bây giờ, nhiều cánh rừng già bị thu hẹp, thay vào đó là những rừng cao su bạt ngàn hay những rẫy điều, cây ăn trái. Vì thế, thú rừng cũng khan hiếm. Trong một lần đến thành phố Đồng Xoài, thấy có người bán con cheo rừng còn sống, ông vay 9 triệu đồng để mua 3 cặp về nuôi gây đàn. Sau gần 5 năm chăm sóc, đến nay đàn cheo đã có 26 con. Để cheo phát triển tự nhiên, ông KRiêng xây tường bê tông và dùng lưới vây một khoảnh vườn rộng gần 100m2. Trong vườn, ông KRiêng trồng các loại cây như lá nhíp, trai rừng, trứng cá... vừa tạo môi trường tự nhiên vừa tận dụng lá cây làm thức ăn cho cheo.
Hỏi về hiệu quả kinh tế, ông Điểu KRiêng cho biết: “Tôi nuôi không phải để kinh doanh mà là trả nợ rừng và bảo tồn động vật rừng. Nuôi cheo có niềm vui riêng, lúc ngắm chúng ăn lá cây tôi nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu của mình cùng tiếng chim kêu, tiếng suối chảy và cả những đêm trăng soi sáng núi rừng Bù Đăng”.
CÂY CAO BÓNG CẢ
Đã bước sang tuổi 71 nhưng ông Điểu KRiêng vẫn rất khỏe mạnh và nhiệt tình tham gia hoạt động xã hội tại địa phương. Ông cho rằng, bà con tin tưởng bầu làm già làng nên càng phải gương mẫu; nói đi đôi với làm thì bà con mới tin và làm theo. Bởi vậy, từ việc nuôi dạy con cái đến làm kinh tế gia đình, già đều gương mẫu đi đầu.
Bà Thị Khơ kể: Thời trai trẻ ông KRiêng nổi tiếng chăm chỉ. Nhưng do tập quán sản xuất, lại bị chiến tranh tàn phá nên cuộc sống hết sức khó khăn. Hòa bình lập lại, gia đình tôi tích cực tăng gia sản xuất, mạnh dạn trồng cao su, cà phê, điều, kết hợp chăn nuôi bò sinh sản. Nhờ đó, kinh tế gia đình ngày một vững vàng, 4 đứa con đều được học hành tử tế. Hiện các con đều đã lập gia đình và kinh tế ổn định. Vợ chồng tôi đang chăm sóc 6 ha điều trồng xen cà phê và nuôi 3 con bò sinh sản. Ông Trần Huy Hà, Bí thư Chi bộ thôn Sơn Lập cho biết: “Thôn Sơn Lập hiện có 395 hộ, 1.673 người, trong đó gần 50% là đồng bào dân tộc Mơnông. Theo gương già làng Điểu KRiêng, thời gian qua người dân trong thôn tu chí làm ăn nên kinh tế tương đối ổn định. Nhiều hộ đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi để vươn lên làm giàu. Nhờ vậy, số hộ nghèo giảm theo từng năm, hiện thôn chỉ còn 15 hộ nghèo”.
Đặc biệt, từ khi thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, già làng Điểu KRiêng luôn gương mẫu đi đầu trong đóng góp và tích cực vận động người thân, đồng bào dân tộc thiểu số hưởng ứng. Những năm qua, ông cùng Ban điều hành thôn vận động người dân hiến đất, ngày công lao động và đóng góp trên 1 tỷ đồng để bê tông hóa 4km đường liên thôn theo cơ chế đặc thù “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; kéo 4km đường điện chiếu sáng với số tiền 300 triệu đồng từ nguồn vốn xã hội hóa.
“QUAN TÒA” BẤT ĐẮC DĨ
Với uy tín cũng như kinh nghiệm sống của mình, già làng Điểu KRiêng đã tạo được sự tin tưởng tuyệt đối trong nhân dân và vận động mọi người tuân thủ các quy định pháp luật. Ông cũng trở thành “quan tòa” bất đắc dĩ của cộng đồng người Mơnông nơi đây.
Thời gian qua, trong thôn Sơn Lập đã xảy ra nhiều trường hợp như con cãi cha mẹ, hàng xóm mâu thuẫn, thanh niên vi phạm luật giao thông, nạn trộm cắp mủ cao su, hái trộm điều, cà phê, cầm cố đất... già làng Điểu KRiêng đều có mặt và xử lý kịp thời. Những trường hợp khó, Ban điều hành thôn lúng túng trong cách xử lý như thuyết phục cha mẹ cho trẻ tiêm chủng, vận động trẻ em trong độ tuổi đến trường, khiếu kiện đất đai, vận động người dân đóng góp xây dựng nông thôn mới hay việc ma chay, cưới hỏi theo tục lệ cũ... nhưng khi có già Điểu KRiêng tham gia giải quyết thì mọi việc trở nên êm xuôi. Ông Trần Huy Hà, Bí thư Chi bộ thôn Sơn Lập cho hay, vừa qua trên địa bàn xảy ra trường hợp một hộ dân tộc thiểu số sang nhượng đất của gia đình cho nhiều người, gây mâu thuẫn trong nhân dân. Ban điều hành thôn mời già làng Điểu KRiêng đến tận nhà để tuyên truyền vận động, qua đó mọi vấn đề đều được giải quyết nhanh chóng.
Mùa xuân đã đến, già làng Điểu KRiêng thêm một tuổi. Ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông dường như chẳng lúc nào nghỉ ngơi. Với ông, còn sức khỏe là còn làm việc, cống hiến cho quê hương. Từ những đóng góp không mệt mỏi của mình, ông KRiêng đã được các cấp chính quyền ghi nhận bằng những tấm bằng khen, giấy khen cao quý.
Xuân Túc
相关文章
随便看看