Cụ thể,ếptụcđượcbầuchọnlànềnkinhtếtựdonhấtthếgiớsoi keo hôm nay trong danh sách này, Singapore đã đạt 89,7 điểm, tăng 0,3 điểm so với xếp hạng năm ngoái, chủ yếu do sự cải thiện về chi tiêu của chính phủ. Số điểm của Singapore vượt xa so với điểm trung bình của 40 nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (60,2 điểm) và điểm trung bình của thế giới (61,6 điểm).
Đứng sau Singapore là New Zealand (83,9 điểm), Australia, Thụy Sĩ và Ireland (81,4 điểm). Mỹ đứng thứ 20 với 74,8 điểm và Đức thứ 29 với 72,5 điểm. Thái Lan chiếm vị trí thứ 42 với 69,7 điểm và Trung Quốc xếp thứ 107 với 58,4 điểm. Riêng đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), vốn đứng đầu danh sách trong 25/26 năm xếp hạng, bị loại khỏi bảng xếp hạng năm nay vì tính chung vào chỉ số xếp hạng của Trung Quốc.
Bảng xếp hạng dựa trên 12 chỉ số theo 4 hạng mục pháp trị, quy mô chính phủ, hiệu quả quản lý và thị trường mở. Theo đánh giá của The Heritage Foundation, Singapore vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới được coi là tự do về kinh tế trên mọi hạng mục chỉ số.
Theo báo cáo của tổ chức này, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt số điểm thấp hơn so với mức điểm trung bình của thế giới ở 7/12 chỉ số gồm quyền sở hữu trí tuệ, hiệu quả tư pháp, tính liêm chính của chính phủ, tự do tiền tệ, tự do thương mại, tự do đầu tư và tự do tài chính. Tuy nhiên, về chỉ số gánh nặng thuế, chi tiêu chính phủ, sức khỏe tài khóa, tự do kinh doanh và tự do lao động, khu vực này đạt điểm cao hơn điểm trung bình của thế giới.
Cũng theo báo cáo trên, người dân ở các nền kinh tế tự do hoặc phần lớn là tự do được hưởng thu nhập cao hơn gấp đôi mức trung bình của toàn cầu và gấp hơn 6 lần so với những nền kinh tế bị kìm hãm.
Báo cáo đánh giá một xã hội càng tự do về kinh tế, người dân càng sống khỏe mạnh và tuổi thọ cao hơn, cùng với khả năng tiếp cận lớn hơn đối với các sản phẩm xã hội có chất lượng như giáo dục, y tế và một môi trường trong sạch hơn./.
Theo Vietnamplus.vn