发布时间:2025-01-25 18:11:44 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Thời gian qua,ọccngnghệcnhiềuđnggpchosựphttriểncủatỉkết quả giải quốc gia thổ nhĩ kỳ ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) của tỉnh đã tích cực trong công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng nhiều thành tựu tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào đời sống, sản xuất, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Từ đó, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của tỉnh nhà sau 20 năm thành lập. Để có cái nhìn tổng quát và cụ thể hơn, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huỳnh Phước, Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh, về những nỗ lực đưa KH&CN vào đời sống.
Ông Nguyễn Huỳnh Phước (thứ 2 từ trái qua), Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh, dự hội thảo đầu bờ triển khai dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng mít đạt tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc tại xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp.
Thưa ông, thời gian qua, hoạt động KH&CN của tỉnh được triển khai thực hiện như thế nào ?
- Hoạt động KH&CN của tỉnh luôn huy động đồng bộ nguồn lực từ các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân tham gia thực hiện, góp phần hình thành mối liên kết giữa 4 nhà (Nhà nước - nhà khoa học - nhà nông - nhà doanh nghiệp). Thông qua việc thực hiện các đề tài, dự án, tỉnh đã thực sự tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo đà cho việc ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, hoạt động KH&CN của tỉnh còn tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước chuyển đổi nhận thức trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm nông sản đạt năng suất và chất lượng cao, có giá trị kinh tế và sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong sản xuất, kinh doanh thời kỳ hội nhập.
Từ khi thành lập đến nay, tỉnh đã triển khai thực hiện bao nhiêu đề tài, dự án liên quan đến KH&CN, thưa ông ?
- Qua 20 năm, tỉnh đã triển khai thực hiện 249 đề tài, dự án KH&CN. Trong đó, có 237 đề tài, dự án cấp tỉnh và 12 đề tài, dự án cấp quốc gia. Các đề tài, dự án được triển khai đều ở các lĩnh vực như khoa học nông nghiệp, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học y dược, khoa học xã hội và nhân văn. Trong đó, có đến 60% đề tài, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp; 24% đề tài, dự án thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; 12% đề tài, dự án thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ; 4% đề tài, dự án thuộc lĩnh vực khoa học y dược.
Đến nay, có 215 đề tài, dự án hoàn thành nghiên cứu, được nghiệm thu. Sở KH&CN nghệ đã tổ chức chuyển giao kết quả nghiên cứu 212 đề tài, dự án về các sở, ban ngành tỉnh có liên quan để triển khai ứng dụng vào thực tế; 3 đề tài, dự án còn lại đang hoàn thiện sản phẩm để chuyển giao và ứng dụng trong thời gian tới.
Các đề tài, dự án KH&CN sau khi được triển khai đã mang lại hiệu quả như thế nào cho người dân, thưa ông ?
- Theo kết quả tính sơ bộ của nhóm nghiên cứu và dựa trên nguồn số liệu từ Cục Thống kê tỉnh cung cấp, cho thấy lĩnh vực KH&CN giai đoạn 2010-2015 đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh là 37,92%; giai đoạn 2015-2022 là 47,54%.
Ngoài ra, những kết quả của các đề tài, dự án KH&CN đã được duy trì và nhân rộng, làm tiền đề cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác của địa phương, nâng cao hiểu biết, niềm tin và ý thức của người dân trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Cùng với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư và khuyến công, KH&CN đã góp phần phát triển các sản phẩm hàng hóa có lợi thế của tỉnh, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho lao động ở khu vực nông thôn.
Xin ông chia sẻ cụ thể thêm về sự phát triển của một số cây trồng, vật nuôi sau khi ứng dụng KH&CN vào thực tiễn trên địa bàn tỉnh ?
- Cụ thể trên cây lúa, đã triển khai đồng bộ các nghiên cứu từ chọn tạo giống lúa mới, đến việc xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng như mô hình canh tác cải tiến, tiết kiệm nước, ngập khô xen kẽ, một phải năm giảm… Từ đó, góp phần nâng cao năng suất lúa ở tỉnh, từ 4,68 tấn/ha năm 2006 lên đến 6,67 tấn/ha năm 2023.
Trên cây mít, đã xây dựng được mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, triển khai các nghiên cứu để đa dạng hóa sản phẩm từ mít, nghiên cứu phòng trừ bệnh trên cây và trái mít. Trên chanh không hạt Hậu Giang, đã xây dựng và phát triển mô hình sản xuất chanh không hạt đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ngoài ra, mô hình nuôi cá thát lát bằng thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tươi sống đã và đang được người dân ứng dụng rộng rãi vào sản xuất. Sản phẩm cá thát lát đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận và đang phát triển ở tỉnh, diện tích nuôi ngày càng tăng.
Nhằm tiếp tục phát huy vai trò của KH&CN vào đời sống thì một số nhiệm vụ trọng tâm mà ngành KH&CN tỉnh đề ra trong thời gian tới là gì, thưa ông ?
- Với vai trò là then chốt, là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành KH&CN tiếp tục thực hiện mục tiêu “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để thực sự trở thành động lực tăng trưởng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo sự bứt phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và năng lực cạnh tranh; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống, đồng bộ các khâu sản xuất trong chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh”.
Với định hướng trên, ngành sẽ tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Trong đó, ưu tiên các nhiệm vụ KH&CN theo chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng. Tập trung phát triển sản phẩm sản xuất trong tỉnh được công nhận là sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao để hình thành các ngành nghề mới và các sản phẩm mới, giá trị gia tăng cao, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ thông tin...
Bên cạnh đó, triển khai các chương trình, kế hoạch KH&CN nhằm hỗ trợ đổi mới, ứng dụng tiến bộ KH&CN, phát triển tài sản trí tuệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Thu hút, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển khu công nghệ số. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với phối hợp xây dựng các chương trình, đề tài, dự án với sự tài trợ - viện trợ của các đối tác quốc tế nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết của tỉnh.
Từ những giải pháp trọng tâm đã đề ra, ngành KH&CN tỉnh quyết tâm đóng góp tích cực, hiệu quả hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.
Xin cảm ơn ông !
TUẤN PHÁT thực hiện
相关文章
随便看看