发布时间:2025-01-25 10:12:20 来源:88Point 作者:World Cup
Theo kết quả khảo sát của chuyên gia và ngành chuyên môn, trên tuyến đê có hiện tượng rỗng nền dưới tấm bê-tông (mặt đê), nhìn thấy rõ ở hai lề đường với 3 mức độ: lề đường bị lún, đá giăm bị trôi, cao độ lề thấp hơn mặt đường nhưng chưa bị hở hàm ếch; lề đường bị hở hàm ếch nhẹ, khoảng từ 5-10 cm; lề đường hở hàm ếch nặng khoảng 20 cm.
Từ thực tế này đã dẫn đến tạo khe lún giữa tim đường, tấm bê-tông mặt đường có xu hướng trôi về hai bên, tạo ra khe hở (nứt) lớn, có đoạn lên đến 10 cm và chưa có dấu hiệu dừng lại, làm cho tấm bê-tông mặt đường chênh mép khoảng 2-5 cm và lớn hơn.
Mặt đê có chiều hướng sụt, sạt về 2 bên ngày thêm nghiêm trọng, tạo khe nứt tim đường ngày càng lớn, nguy cơ hư hại thân đê, ách tắc giao thông. |
Ðây là tuyến đê duy nhất của tỉnh đến thời điểm hiện nay được xây dựng theo hình thức kết cấu mặt đê có khe lún dọc ở tim đường (các tuyến đê khác làm khe lún ngang), và đây được xác định là nguyên nhân gây nên sự cố, bởi khi gặp mưa, khe lún không kín nước, tạo dòng chảy ra hai bên lề, sẽ moi đất (cát) hai lề trôi xuống chân đê, lâu dần thành hàm ếch. Mức độ hàm ếch ngày càng nghiêm trọng do khe lún giữa ngày càng bị xé to ra, nước mưa theo đó chảy ra lề càng ngày càng lớn.
Từ kết luận trên, vừa qua, Cà Mau phối hợp với Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và CGCN Việt Nam (VICT) tiến hành thi công xây dựng thử nghiệm công trình khắc phục khe lún mặt đường đoạn từ Hương Mai đến Tiểu Dừa, theo công nghệ JOG với dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Hàn Quốc tại hiện trường (từ ngày 28/4-9/5/2021). Kết quả đã xử lý một đoạn lề đường ngăn nước mưa chảy vào lõi cát thân đê, phụt vữa đầy lỗ rỗng bên dưới tấm bê-tông cốt thép, sửa khe co giãn, đến nay đã mang lại hiệu quả, giúp ổn định thân đê…
Từ hiệu quả ban đầu, đã sử dụng 1,4 tỷ đồng từ nguồn kinh phí hộ đê năm 2020 và năm 2021 xử lý khe lún với chiều dài 1.300 m (trong tổng số 1.670 m xảy ra sự cố).
“Ðến nay, diễn tiến phát sinh thêm khe lún mới với chiều dài sụt lún khoảng 1.600 m đoạn từ Hương Mai + 2000 m đến Giồng Cát, ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đường bộ của người dân trong vùng, rất dễ xảy ra tai nạn, nếu không được xử lý kịp thời, dẫn đến nước mưa thẩm thấu vào thân đê, có nguy cơ gây mất ổn định thân đê, thậm chí gây vỡ đê”, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tô Quốc Nam nêu thực tế tình hình.
Theo đó, đơn vị vừa có tờ trình UBND tỉnh bổ sung nguồn kinh phí hộ đê năm 2021 khoảng 2,2 tỷ đồng để tiếp tục khắc phục sự cố này theo công nghệ thử nghiệm đã kiểm chứng, giúp đê biển tại đây đảm bảo an toàn và ổn định, nhất là cao điểm mùa mưa bão trong năm đang đến gần.
Theo một lãnh đạo của Chi cục Thuỷ lợi tỉnh, thực tế nguồn kinh phí đã có nhưng chưa chi được, do vướng về thủ tục. Ðược biết, thông qua thẩm định dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2021 cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đợt 3), trong đó thống nhất chỉ tiêu phân bổ dự toán cho Chi cục Thuỷ lợi (đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước) thực hiện Xử lý giờ đầu bảo vệ đê biển Tây với dự toán là 3 tỷ đồng.
Theo quy định tại Khoản 1, Ðiều 8, Thông tư 68/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020 của Bộ Tài chính: “Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định thực hiện phân cấp công tác quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều đối với cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cho phù hợp”.
Tuy nhiên, hiện UBND tỉnh chưa phân cấp công tác quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều đối với cấp tỉnh, huyện, xã nên nguồn kinh phí này chưa thể xuất toán, ảnh hưởng đến tiến độ khắc phục sự cố, làm cho mức độ ảnh hưởng và nguy cơ ngày càng lớn hơn, bởi đây là vấn đề mang tính khẩn cấp, ứng phó thiên tai.
Trong diễn biến liên quan, hiện nay, toàn tuyến đê biển Tây, từ Tiểu Dừa đến Sông Ðốc đang được gia cố 2 bên lề đê bằng đá giăm, vì thực tế đã qua do nước mưa, cũng như cây cỏ dại mọc lên, làm cho phần mái đê bị bào mòn, nguy cơ tạo độ rỗng dưới chân đê, gây nên sụp, sạt mặt đê…
Trần Nguyên
相关文章
随便看看