XK gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2018 được nhận định khá khả quan. Một số quan điểm cho rằng,ắttayvượtkhóbảng xếp hạng bóng đá hàn quốc 2 việc Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) là một trong những nguyên nhân chủ yếu tác động tích cực tới tăng trưởng của ngành chế biến, XK gỗ. Quan điểm của ông như thế nào? Điều đó hoàn toàn chính xác. Tác động tới XK gỗ và sản phẩm gỗ trong năm nay, điển hình phải kể tới FTA Việt Nam-EU. Dự kiến, trong năm 2018, FTA này sẽ có hiệu lực, mở ra thị trường rộng lớn gồm 28 quốc gia cho ngành gỗ Việt. Ngoài ra, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng sẽ tác động tích cực tới ngành chế biến, XK gỗ. Để chuẩn bị cho CPTPP, hiện nay, nhiều nước trong khối đã sang làm việc với ngành gỗ, triển vọng khá rộng mở. Ngoài các yếu tố trên, những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ ngày càng mở rộng, tạo thuận lợi cho DN. Về góc độ các DN chế biến, XK gỗ, trong vài năm trở lại đây, các DN cũng đã có sự chuẩn bị tốt trong đổi thay công nghệ, nguồn lao động… đảm bảo đáp ứng yêu cầu XK sang nhiều thị trường, đặc biệt là đối với thị trường EU. Một trong những nguyên nhân tạo nên thuận lợi trong XK gỗ và sản phẩm gỗ năm 2018 còn là sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài dành cho DN Việt Nam. Hiện nay, sản phẩm gỗ Việt Nam được XK tới nhiều quốc gia. Các đối tác lớn mua hàng từ DN Việt Nam vốn có nhiều kinh nghiệm về thị trường các nước trên thế giới nên đã truyền đạt lại cho DN Việt. Nội dung truyền đạt cụ thể gồm thị hiếu khách hàng, quy cách, khối lượng sản phẩm… Thậm chí, các đối tác này còn hỗ trợ DN Việt cả về vấn đề tài chính. Ví dụ, hãng sản xuất đồ nội thất Ikea (Thụy Điển) đã hỗ trợ Công ty Woodsland và Công ty CP Lâm sản Nam Định (Nafoco) tiền để làm chứng chỉ rừng. Bên cạnh những thuận lợi kể trên, ngành chế biến, XK gỗ sẽ phải đối mặt với khó khăn ra sao trong năm nay, thưa ông? Khi kim ngạch XK tăng lên, khó khăn điển hình trong ngành gỗ chính là nguồn nguyên liệu. Số lượng nguyên liệu cần ngày càng lớn, yêu cầu nguyên liệu nhằm đảo bảo gỗ hợp pháp cũng ngày một khắt khe. Ngoài ra, năm nay các DN chế biến, XK gỗ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về nguồn nguyên liệu, nhất là từ thị trường Trung Quốc. Ngành chế biến, XK gỗ Trung Quốc dự kiến thiếu khoảng 60 triệu m3 gỗ. Các DN Trung Quốc sẽ tỏa đi các thị trường thu mua, trong đó có Việt Nam và các nước Đông Nam Á…, gây áp lực cạnh tranh cho DN Việt Nam. Trong khi đó, các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmar… sẽ tiếp tục đẩy mạnh chính sách cấm XK gỗ tròn và gỗ xẻ từ rừng trồng, càng tạo ra tình cảnh khan hiếm nguồn cung. Ngoài nguồn gỗ nguyên liệu, khó khăn mà hầu hết DN ngành gỗ phải đối mặt chính là vốn để đầu tư đổi thay công nghệ. Hiện, các thiết bị công nghệ có giá khá đắt đỏ. DN chế biến, XK gỗ muốn thay đổi công nghệ ít nhất cần thời gian 5-7 năm. Trong khi đó, thời gian ngân hàng cho các DN vay vốn lại tương đối ngắn. Bên cạnh đó, DN còn gặp khó khi phải tự đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật trong bối cảnh Việt Nam thiếu những trường đào tạo tập trung. Hiện nay, vấn đề mà nhiều ngành hàng XK khá quan tâm là ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất. Xin ông cho biết, cuộc cách mạng này đã và đang lan tỏa như thế nào trong ngành chế biến, XK gỗ? Cách mạng công nghiệp 4.0 thực chất là vấn đề kỹ thuật số, là trí tuệ nhân tạo, muốn đưa vào ngành gỗ cần cả khoảng thời gian dài. Hiện nay, yếu tố 4.0 cũng đã xuất hiện trong ngành gỗ khi một vài DN thử mua công nghệ từ nước ngoài để áp dụng sấy gỗ tự động. Ở nhiều công đoạn như phân loại gỗ, xẻ gỗ, sấy gỗ… đều có thể áp dụng 4.0, song trở ngại mà hầu hết DN gặp phải vẫn là thiếu vốn. Công nghiệp 4.0 là tốt, nhưng tiền đâu để mua công nghệ và lực lượng lao động nào để sử dụng công nghệ đó là điều cần giải quyết trong thời gian tới. Theo ông, trong năm 2018 cũng như tương lai xa hơn, đâu là giải pháp cơ bản giúp ngành chế biến, XK gỗ vượt qua khó khăn, phát triển vững bền? Theo tôi, các DN ngành gỗ phải sử dụng tốt các hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là những hỗ trợ tại Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, các DN cả quy mô lớn lẫn quy mô nhỏ phải liên kết với nhau nhằm tận dụng những yếu tố như mặt bằng, lao động, nguồn nguyên liệu, vốn liếng,… Trên thực tế, năm 2017, các DN ngành gỗ đã thử nghiệm mô hình “bắt tay” phối hợp này. Cụ thể, Nafoco đã liên kết với các DN địa phương tại tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa để tận dụng lợi thế về nguồn nguyên liệu cũng như xưởng sơ chế của DN địa phương. Năm nay, mô hình liên kết này dự kiến sẽ được đẩy mạnh, nhân rộng thêm. Xin cảm ơn ông!
|