游客发表

【xem trực tiếp c1 hôm nay】Trung Quốc muốn lấy lòng các nước Trung Đông

发帖时间:2025-01-10 07:57:29

Sau đàm phán với Mỹ thất bại,ốcmuốnlấylngccnướcTrungĐxem trực tiếp c1 hôm nay Trung Quốc đã chuyển hướng ngoại giao sang Nga và Trung Đông với tham vọng khó đoán.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) hội đàm với người đồng cấp Saudi Arabia. Ảnh: FMPRC

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hiện đang công du thăm 6 nước Trung Đông với tham vọng cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ở khu vực này. Theo đó, ông Vương Nghị tới Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Bahrain và Oman. Trung Quốc cũng không ngần ngại thể hiện một vai trò mới ở Trung Đông khi đề xuất kế hoạch mời Israel và Palestine tổ chức đối thoại cũng như đưa ra các giải pháp mới cho vấn đề hạt nhân Iran.

Đáng quan tâm là Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước Trung Đông và nâng quan hệ lên đối tác chiến lược với 13 nước trong khu vực này, đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất và nhà đầu tư lớn ở Trung Đông.

Mặt khác, với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc hứa hẹn sẽ ủng hộ và đóng góp cho hòa bình và phát triển ở Trung Đông. Cụ thể đối với vấn đề Palestine, Trung Quốc kêu gọi hiện thực hóa giải pháp hai nhà nước, nhấn mạnh sẽ gửi lời mời đến lãnh đạo Palestine và Israel tham gia đối thoại tại Trung Quốc. Một nội dung quan trọng khác là cung cấp vắc-xin cho khu vực này. Ông Vương Nghị khẳng định Trung Quốc sẽ giúp các nước chống dịch và tăng cường sản xuất, phân phối và cung cấp vắc-xin. Trước đó, nhiều nước trong khu vực đã nhận viện trợ vắc-xin Sinopham của Trung Quốc”.

Thông điệp mà Bắc Kinh muốn đưa ra chính là kêu gọi các nước Trung Đông từ chối mọi sự can thiệp từ bên ngoài, trong đó có cả Mỹ. Trung Quốc nếu có tham dự cũng chỉ với vai trò trung gian và đối tác, không vượt qua giới hạn kiểu “can thiệp nội bộ”, nhưng cũng chẳng “khoanh tay đứng nhìn”.

Trước đó, tại một cuộc gặp ở thành phố Quý Lâm miền Nam Trung Quốc hồi tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov đều bày tỏ phản đối các lệnh trừng phạt đơn phương nhằm vào 2 nước này và sẽ tìm cách để chống lại các lệnh trừng phạt đó. Việc Trung Quốc và Nga xích lại gần nhau nằm trong dự đoán của giới phân tích. Ông Cheng Yijun, một chuyên gia về quan hệ Nga - Trung tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng: “Có một điều chắc chắn là Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau vì những áp lực từ Mỹ, nhưng giữa 2 nước có nhiều khác biệt hơn là điểm chung. Việc xây dựng một liên minh không phải là lựa chọn tốt nhất”.

Trong khi Trung Quốc và Nga tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đồng USD bằng cách tăng cường sử dụng đồng Nhân dân tệ và đồng rouble cho các giao dịch thương mại, nhưng theo ông Cheng, hai bên sẽ không bao giờ có thể hoàn toàn loại bỏ Mỹ khỏi vị trí hàng đầu trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Trung Quốc và Nga luôn nhấn mạnh sự độc lập về tài chính, nhưng độc lập hoàn toàn là bất khả thi. Xây dựng một hệ thống thanh toán quốc tế là một quá trình lâu dài.

Hay nói một cách khác, hệ thống chính trị và các giá trị của Nga giờ đây tương đồng với phương Tây hơn là với Trung Quốc. Do vậy, trong bối cảnh khó khăn, hai nước có thể bắt tay một cách nồng ấm, nhưng dẫu sao, sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng là một mối đe dọa đối với Nga. Nếu hai nước thành lập một liên minh, thì ai sẽ đứng đầu?

Trong khi đó, Mỹ vẫn đang tiếp tục có những động thái trừng phạt Trung Quốc. Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ, bà Katherine Tai cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden không có kế hoạch gỡ bỏ thuế quan đối với Trung Quốc trong tương lai gần, nhưng để ngỏ khả năng cho các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh.

Trước đó, chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump đã áp thuế đối với khoảng 370 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hàng năm. Các mức thuế này được áp dụng như một phần của cuộc chiến thương mại, với mục tiêu thuyết phục Trung Quốc gỡ bỏ các rào cản thương mại. Đáp lại, Trung Quốc cũng đã áp thuế lên 110 tỉ USD hàng hóa của Mỹ.

Mở rộng ngoại giao là điều tất yếu của Trung Quốc hiện nay, tuy nhiên với những động thái gây bất bình của Bắc Kinh với nhiều quốc gia thời gian gần đây khó có thể tìm được sự đồng thuận của các nước Trung Đông.

Trung Quốc đồng ý đầu tư 400 tỉ USD vào Iran trong 25 năm để đổi lấy nguồn cung cấp dầu mỏ ổn định nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Động thái này có thể giúp Tehran thoát khỏi sự cô lập quốc tế, trong khi Bắc Kinh cũng gia tăng ảnh hưởng ở Trung Đông.

 

HN tổng hợp

    热门排行

    友情链接