【bongda wap vn】Vị thế phụ nữ Hậu Giang ngày càng được khẳng định
Nhiều năm qua,ịthếphụnữHậuGiangngycngđượckhẳngđịbongda wap vn với sự chủ động, tích cực của các cấp ủy; tham mưu, phối hợp kịp thời của các cấp hội LHPN trong tỉnh mà Hậu Giang đạt nhiều kết quả tích cực về công tác cán bộ nữ, ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu của phụ nữ trên các mặt chính trị, kinh tế, xã hội...
Ông Nghiêm Xuân Thành (thứ 2 từ trái sang), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Đồng Văn Thanh (thứ 3 từ trái sang), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Hội LHPN tỉnh thăm, tặng quà cho hội viên phụ nữ có mô hình kinh tế hiệu quả.
Chương trình, kế hoạch sát thực tế
Thực hiện Nghị quyết số 11 ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Nghị quyết 11), Tỉnh ủy tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt Nghị quyết và Kết luận số 55 ngày 18/1/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 11; chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể triển khai rộng rãi trong đảng viên, đoàn viên, hội viên, tạo chuyển biến về nhận thức và thống nhất cao quan điểm chỉ đạo của nghị quyết.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng ban hành Chương trình số 17 ngày 30/11/2007 để thực hiện; Kết luận số 40 ngày 17/7/2013 tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết. Các huyện, thị, thành ủy xây dựng chương trình, kế hoạch; chỉ đạo đảng ủy cấp xã xây dựng kế hoạch đưa Nghị quyết 11 nhanh chóng đi vào cuộc sống. Đặc biệt, hội LHPN các cấp trong tỉnh đều có kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11, Kết luận số 55 và các văn bản của Tỉnh ủy với tinh thần tích cực, đạt kết quả ấn tượng.
Trong đó, đáng nói là sau thời gian thực hiện, công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí cán bộ nữ (cán bộ trẻ, cán bộ nữ người dân tộc thiểu số) được quan tâm hơn; trình độ của đội ngũ làm công tác hội LHPN nâng lên; cán bộ nữ là lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị tăng; vị thế của phụ nữ ngày càng được khẳng định, phát huy hiệu quả các quyền cơ bản của phụ nữ và vai trò đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Hội LHPN các cấp ngày càng có nhiều đổi mới phương thức hoạt động: thiết thực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Công tác xây dựng tổ chức bộ máy của hội các cấp luôn được củng cố, kiện toàn và nâng chất hoạt động. Vị trí, vai trò của hội ngày càng được khẳng định rõ hơn trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội.
Những con số ấn tượng
Về cấp ủy, Nghị quyết 11 đề ra chỉ tiêu phấn đấu đạt 25%, hiện nay, tỷ lệ nữ cấp ủy cấp tỉnh đạt 20%, tăng 8,7% so nhiệm kỳ 2005-2010; cấp huyện 15,64%, tăng 3,24% và cấp xã 21,74%, tăng 13,08% so với nhiệm kỳ 2005-2010.
Về đại biểu dân cử, tỷ lệ nữ ở Hậu Giang cũng đạt con số ấn tượng. Cụ thể, Nghị quyết 11 đề ra phấn đấu đạt 35-40%, Hậu Giang đạt tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV 33,33%, tăng 16,67% so nhiệm kỳ 2011-2016; nữ HĐND tỉnh đạt 30%, tăng 16% so nhiệm kỳ 2011-2016; cấp huyện đạt 24,9%, tăng 8,96% và cấp xã đạt 26,24%, tăng 10,24% so nhiệm kỳ 2011-2016.
Nghị quyết 11 cũng đặt ra chỉ tiêu các cơ quan có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên phải có lãnh đạo chủ chốt là nữ, hiện nay, 64,7% cơ quan cấp tỉnh có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên có lãnh đạo chủ chốt là nữ (11/17 cơ quan).
Nếu so sánh trong vùng và cả nước thì Hậu Giang cũng có vị trí đáng quan tâm khi tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 đứng thứ 2 khu vực ĐBSCL, cao hơn mức trung bình của khu vực là 5,4% và cao hơn mức chung của cả nước là 4% (toàn quốc là 16%, khu vực ĐBSCL 14,4%). Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội của tỉnh cao hơn trung bình toàn quốc là 2,07% và cao hơn tỷ lệ trung bình khu vực. Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND tỉnh cũng cao hơn mức trung bình khu vực, xấp xỉ 4% và hơn mức toàn quốc 1%.
Đó là những con số rất đáng tự hào trong công tác cán bộ nữ, đặc biệt đối với một tỉnh còn khá non trẻ so các tỉnh, thành bạn. Khẳng định rằng, cán bộ nữ của tỉnh đã, đang được quan tâm, tạo cơ hội tốt để vươn lên đảm nhận các cương vị lãnh đạo, quản lý.
Những kết quả trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, quan trọng và quyết định là việc nghiêm túc lãnh đạo, triển khai, thực hiện Nghị quyết 11 của Tỉnh ủy; các cấp, các ngành ban hành kịp thời các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo; thực hiện tốt công tác bình đẳng giới.
Nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị về tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ nữ nâng lên; chú trọng đưa cán bộ nữ vào quy hoạch; tạo nguồn cán bộ nữ phục vụ lâu dài trong hệ thống chính trị chuyển biến rõ nét; các cấp hội LHPN đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động.
Tỉnh ủy cũng đặc biệt quan tâm và ban hành 2 đề án quan trọng: Đề án về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trẻ, nữ, cán bộ người dân tộc nhiệm kỳ 2015-2020 và những nhiệm kỳ tiếp theo; Đề án nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ trẻ, nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nhiệm kỳ 2020-2025. Thông qua thực hiện 2 đề án đã tạo điều kiện, cơ hội để đội ngũ cán bộ nữ nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng, đáp ứng tiêu chuẩn của từng vị trí công tác…
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác cán bộ nữ
Sau thời gian triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác cán bộ nữ, Hậu Giang cũng nhận thấy còn những hạn chế, bất cập, thách thức, mà các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể phải tiếp tục quan tâm giải quyết, tháo gỡ, để tiếp tục “Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ”, trong đó, công tác cán bộ nữ là hết sức quan trọng.
Đó là cần tiếp tục quán triệt sâu rộng Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Chương trình số 17-CTr/TU. Triển khai thực hiện hiệu quả hơn các đề án về nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ trẻ, nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số và cán bộ chủ chốt cấp.
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy đảng, chính quyền; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phụ nữ; quy định trách nhiệm cụ thể đối với những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở trong triển khai thực hiện công tác cán bộ nữ.
Các cấp, các ngành cần có thêm những hành động mạnh mẽ, quyết liệt để tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ nữ đảm bảo số lượng, chất lượng, coi đây là một nhiệm vụ chiến lược, thường xuyên, lâu dài trong công tác cán bộ của tỉnh.
Quan tâm thực hiện chặt chẽ Quy định 1120 của Tỉnh ủy, trong đó chú trọng đánh giá về triển vọng phát triển, khả năng đảm đương nhiệm vụ của cán bộ nữ. Về quy hoạch, hạn chế phê duyệt quy hoạch đối với các địa phương, đơn vị chưa bảo đảm tỷ lệ nữ và những nơi đưa cán bộ nữ vào quy hoạch hình thức, thiếu tính khả thi; kịp thời bổ sung cán bộ nữ đủ tiêu chuẩn vào quy hoạch.
Kịp thời đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ gắn với bố trí, sử dụng. Tạo điều kiện cho cán bộ nữ có trong quy hoạch được rèn luyện, cọ xát cơ sở, bộc lộ tài năng. Chú trọng phát huy năng lực, sở trường của từng cán bộ nữ. Khi đảm bảo các điều kiện thì đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ nữ ứng cử giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị…
Trên 63.700 hộ gia đình hội viên phụ nữ đạt 8 tiêu chí “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” Trong 15 năm thực hiện Nghị quyết 11, hội LHPN các cấp trong tỉnh rất tích cực phát động trong cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện các chuẩn mực xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, Cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ: Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang”, “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và học tập, làm theo gương Bác, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Toàn tỉnh có trên 63.700 hộ gia đình hội viên phụ nữ đạt 8 tiêu chí “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; tổ chức thực hiện dự án “Phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em”, “Năng lực tài chính giảm thiểu bạo lực gia đình”, “Hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững” thuộc Đề án 279 “Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình, hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020” gắn với Đề án 938 “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” và các hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em và phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ báo cáo viên hội phụ nữ các cấp và các ngành liên quan… |
Bài, ảnh: THÙY LINH
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/061d799549.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。