【ty le cuoc 7m】“Xe ôm công nghệ”
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:17:03 评论数:
(CMO) Giá rẻ, thân thiện, theo dõi được lộ trình, biết rõ thông tin của tài xế… là những tiện ích mà "xe ôm công nghệ" mang đến và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Dù có nhiều thông tin tiêu cực về tranh chấp quyền lợi, nhưng không thể phủ nhận những tiện ích mà “xe ôm công nghệ” mang lại cho hành khách. Đầu tiên phải kể đến là xoá bỏ được tình trạng “chặt chém”, khách hàng có thể biết trước giá của chuyến đi; tiếp đến là phong cách chuyên nghiệp và thái độ thân thiện, khách hàng có thể phàn nàn về thái độ của tài xế hoặc thể hiên sự hài lòng ngay khi kết thúc chuyến đi. Không lo tài xế "vẽ đường" là điểm sáng tiếp theo để xe ôm công nghệ ngày càng thu hút được lượng lớn khách hàng.
Thân thiện, chuyên nghiệp là những ấn tượng đầu tiên về “xe ôm công nghệ”. |
Xuất hiện khoảng 2 tháng trên thị trường Cà Mau, nhưng dịch vụ xe ôm công nghệ Vivu đã có những tín hiệu vui. Anh Lê Công Vững, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Thành Công, đơn vị tiên phong triển khai ứng dụng gọi xe trên thiết bị di động Vivu Cà Mau, chia sẻ: “HTX thu hút được hơn 200 cộng tác viên, đa phần là sinh viên và những bác tài xe ôm truyền thống, tiến tới bao phủ rộng khắp địa bàn tỉnh…”.
“Xe ôm công nghệ” khá quen thuộc ở những thành phố lớn, nhưng với người dân Cà Mau, khái niệm này còn khá mới mẻ. Anh Vững chia sẻ: “Trước mắt sẽ có nhiều thành viên, nhất là những người lớn tuổi chưa quen với việc gọi xe bằng ứng dụng điện thoại, nên chúng tôi sẽ hỗ trợ, làm cầu nối để khách hàng và tài xế gặp được nhau mà chưa cần sử dụng ứng dụng…”.
Dịch vụ vận tải hành khách hay các tiện ích khác có được từ việc ứng dụng công nghệ vào đời sống là xu hướng tất yếu của Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng. “Nếu không có Vivu cũng sẽ có những ứng dụng khác thực hiện, bản thân người lái xe ôm cũng cần thay đổi để thích nghi”, anh Vững cho biết.
Vivu Cà Mau đã vận động và hỗ trợ tối đa những điều kiện để cộng tác viên tham gia, nhất là điện thoại thông minh. Anh Vững khẳng định: “Chúng tôi mang ứng dụng này với mong muốn góp phần hiện đại hoá quê hương, chứ không có ý giành “chén cơm” của những người chạy xe ôm truyền thống. Chúng tôi sẽ cố gắng vận động và hỗ trợ để thu hút họ tham gia HTX, vừa được bảo vệ quyền lợi, vừa giúp họ vững bước hơn trên con đường mưu sinh".
Phần lớn cộng tác viên là sinh viên, tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập, khách hàng cũng là sinh viên và dân văn phòng. Chỉ với 3.800 đồng/km, ứng dụng này đã tạo việc làm cho tài xế và tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Nhưng khó khăn gặp phải còn khá nhiều, đầu tiên phải kể đến là lộ trình khá ngắn khiến khách hàng vẫn còn “lười” gọi xe bằng điện thoại; tiếp đến là khó khăn trong thao tác, nhất là với người lớn tuổi, cuối cùng là thiếu thông tin.
Anh Vững bộc bạch: “Chúng tôi đang ráo riết thực hiện truyền thông để dịch vụ sớm trở nên quen thuộc với người dân, đặc biệt là các mã khuyến mãi thường xuyên được phát hành nhằm kích cầu…”.
Cà Mau là một trong những địa phương có ứng dụng gọi xe trên điện thoại sớm nhất, nhì khu vực ĐBSCL, chỉ sau TP Cần Thơ. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng đây là tín hiệu đáng mừng trong công cuộc thay đổi diện mạo quê hương, phát triển tỉnh nhà theo hướng văn minh, hiện đại./.
Thảo Linh