游客发表
Việc mua sắm TSNN theo phương thức tập trung được thực hiện từ năm 2008. Qua 6 năm triển khai thí điểm,ẽbắtbuộcmuasắmtậkèo bòng đá phương thức này đã chứng tỏ sự phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng có nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Hai cách thức mua sắm tập trung
Theo dự thảo, cơ chế mua sắm tập trung (MSTT) sẽ có nhiều thay đổi so với quy định hiện hành.
Cụ thể, việc MSTT sẽ được thực hiện bắt buộc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh. Các doanh nhiệp có vốn nhà nước và các tổ chức khác có sử dụng các tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục MSTT được khuyến khích áp dụng phương thức mua sắm này.
Tài sản thực hiện MSTT là các tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục MSTT, trừ tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng trong đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tài sản của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; tài sản mua sắm từ nguồn vốn viện trợ, tài trợ, nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn nước ngoài mà nhà tài trợ có yêu cầu về mua sắm khác.
Bên cạnh đó, MSTT sẽ được ưu tiên đấu thầu qua mạng và các tài sản mua sắm phải được xác định trong Danh mục MSTT.
Trước mắt, Bộ Tài chính đề xuất 3 nhóm tài sản thuộc danh mục này gồm: xe ô tô và các phương tiện vận tải khác; trang thiết bị, phương tiện làm việc; văn phòng phẩm. Đây là các loại tài sản hiện đang được mua sắm nhiều, sử dụng phổ biến tại các cơ quan, đơn vị. Danh mục chi tiết sẽ được Bộ tài chính công bố và sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ.
Ngoài các loại tài sản áp dụng chung, UBND cấp tỉnh có thể quyết định thêm các tài sản áp dụng MSTT để áp dụng cho các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Về cách thức thực hiện MSTT, dự thảo quy định: Một là, áp dụng việc "ký hợp đồng trực tiếp” cho mua sắm xe ô tô và các phương tiện vận tải khác cho các đơn vị thuộc địa phương quản lý mà tỉnh không giao dự toán mua sắm cho từng đơn vị; và các cơ quan, đơn vị tự nguyện thuê dịch vụ MSTT.
Hai là, mua sắm theo cách thức ký thỏa thuận hợp đồng khung. Cách thức này áp dụng cho việc mua sắm với quy mô lớn mà không đòi hỏi bộ máy lớn, không làm hạn chế quyền tự chủ của các đơn vị trong chi tiêu ngân sách được giao, quyền ký hợp đồng cung cấp và thụ hưởng các dịch vụ sau bán hàng.
Cần thiết và cấp bách
Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết, mua sắm công theo phương thức tập trung là một công cụ đã được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế áp dụng thành công để thực hiện cắt giảm chi tiêu công.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế và thu ngân sách đang gặp nhiều khó khăn, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong cơ cấu chi NSNN những năm gần đây có xu hướng giảm và tỷ trọng chi thường xuyên có xu hướng tăng nhanh. Đây là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn trong quản lý chi tiêu công, nếu để kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả khó khắc phục.
Giải quyết được vấn đề này cần phải có áp lực mạnh mẽ và có hành động cụ thể hơn để có thể tiết kiệm chi thường xuyên. Để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi tiêu công, cần có các giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả TSNN mà trước hết là quản lý tốt quá trình mua sắm công.
Vì thế, theo Cục Quản lý công sản, việc hoàn thiện cơ chế MSTT là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay.
MSTT sẽ khắc phục được các tồn tại, hạn chế trong công tác mua sắm TSNN hiện nay. Bên cạnh đó là để cụ thể hóa và triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý tài sản công.
Tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại hai phương thức mua sắm TSNN là mua sắm phân tán và MSTT.
Mua sắm phân tán hiện vẫn là phương thức truyền thống đang được áp dụng phổ biến. Phương thức này có nhiều hạn chế: không chuyên nghiệp và chưa tách bạch được nhiệm vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trong quản lý tài sản công; tốn kém, vì với hơn 100.000 đầu mối đơn vị đang cùng thực hiện một quy trình đấu thầu mua sắm đối với cùng một hoặc một số loại tài sản như nhau (ô tô, trang thiết bị phục vụ công tác, văn phòng phẩm...); chi phí mua cao hơn do mua sắm nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không được tối ưu do chưa có điều kiện để chọn lựa các nhà cung cấp tốt nhất; thiếu tính đồng bộ; khó khăn trong việc giám sát và kiểm soát việc thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí...
Vì vậy, việc tập trung đầu mối thực hiện mua sắm, tổ chức mua sắm với khối lượng tài sản lớn thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi là chủ yếu đảm bảo tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho nhiều nhà thầu cung cấp tài sản, hàng hóa tham gia... từ đó góp phần quan trọng vào việc kiểm soát mua sắm và phòng chống tham nhũng, lãng phí./.
An Nhi
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接