【kết quả giải tay ban nha】Làm gì để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế?

时间:2025-01-12 10:48:26 来源:88Point
Tháo gỡ vướng mắc trong nhập khẩu trang thiết bị y tế
Tháo gỡ vướng mắc trong các quy định về hoạt động mua sắm thuốc,àmgìđểkhắcphụctìnhtrạngthiếuthuốcthiếtbịvậttưytếkết quả giải tay ban nha thiết bị y tế
Mức thuế GTGT đối với bộ phận, vật tư, phụ kiện chuyên dụng cho các trang thiết bị y tế
Lao đao thiếu thuốc, vật tư y tế

28 Sở Y tế và 12 BV Trung ương đều thiếu

Theo báo cáo của Bộ Y tế, có tới 28 Sở Y tế và 12 Bệnh viện Trung ương có tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế. Phát biểu tại toà đàm "Các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế" được Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 12/8, Giám đốc Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho biết, sau khi dịch Covid-19 kiểm soát tốt, bắt đầu sang quý 2/2022, số lượng bệnh nhân đến với BV Bạch Mai tăng lên đột biến, bởi nhiều lý do. Sau hơn 2 năm chúng ta chống dịch, rất nhiều người dân, người bệnh không được đến các bệnh viện chuyên sâu như BV Bạch Mai. Do vậy, số lượng bệnh nhân từ các tuyến, các tỉnh về BV Bạch Mai để khám chữa bệnh tăng đột biến, hầu hết các chuyên khoa đều tăng đến 5 lần, làm cho áp lực thiếu trang thiết bị, vật tư, thuốc vốn dĩ đã có từ trước, nay thiếu trầm trọng hơn. Cho đến nay, về thuốc, BV Bạch Mai chỉ thiếu khoảng 5-10%, do các nguyên nhân khách quan đem lại như các nhà cung ứng không có, hoặc đang chờ các gói thầu đấu thầu tập trung. Kết quả đấu thầu có rồi nhưng cần chờ thời gian làm các thủ tục cấp phép. Còn hầu hết các thuốc thiết yếu, cơ bản thì tại BV Bạch Mai, mặc dù số lượng bệnh nhân tăng đột biến nhưng từ đầu năm đến nay, BV cung ứng khá kịp thời các thuốc thiết yếu cho người bệnh.

Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, thứ nhất là khó khăn ở chuỗi cung ứng. Hiện nhiều vật tư tiêu hao, sinh phẩm có trong thầu, trúng thầu rồi nhưng các nhà cung cấp, các công ty, đơn vị phân phối không cung cấp được.

Thứ hai là, các công ty được trao thầu, mời thầu thì không chào thầu, không tham gia thầu, bởi lẽ sau hơn 2 năm dịch bệnh, nhiều công ty có sản phẩm thông dụng, phổ biến, thiết yếu đã bị đứt chuỗi và phá sản, không thể cung ứng được.

Thứ ba là, giá của các mặt hàng này hiện tại so với những giá đã trúng thầu trước đây trong vòng 1 năm qua đã tăng lên rất nhiều. Do vậy, các công ty có báo cáo là không thể chào thầu với giá như vậy nữa vì họ sẽ bị lỗ.

Một ca sốt xuất huyết nặng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh BV cung cấp.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, có tới 28 Sở Y tế và 12 Bệnh viện Trung ương có tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế. Ảnh minh hoạ: BV cung cấp.

Nhận diện những khó khăn

Còn theo TS. Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế, đặc biệt là vật tư y tế, hóa chất, vật tư tiêu hao, là trầm trọng và trải dài trong cả hệ thống khám chữa bệnh, từ các đơn vị trực thuộc Bộ cho tới các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, kể các trạm y tế tuyến xã.

“Nguyên nhân chủ quan là tình trạng cơ chế pháp lý của chúng ta đang còn những tồn tại. Tôi cho đây là một nguyên nhân rất chủ yếu mà nếu chúng ta tháo gỡ được thì sẽ giải quyết được tình trạng này. Bên cạnh đó, còn do thể chế của chúng ta chưa rõ ràng, chưa minh bạch dẫn tới là các đơn vị tham gia đấu thầu, kể cả Bộ Y tế, Sở Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có được hành lang pháp lý đầy đủ, nên e dè và e ngại trong việc thực hiện tổ chức đấu thầu. Cái này cũng tác động bởi các cơ quan kiểm tra, cơ quan điều tra. Hiện nay đang khởi tố rất nhiều dự án nên người ta có tâm lý e ngại”, TS. Nguyễn Huy Quang nhấn mạnh.

Một nguyên nhân nữa được TS. Nguyễn Huy Quang chỉ ra là năng lực tham gia thực hiện công tác đấu thầu cả từ Trung ương cho đến cấp tuyến sở và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cũng có những hạn chế nhất định. Cần phải có những người có kinh nghiệm, am hiểu về trang thiết bị, am hiểu về vật tư y tế, am hiểu về thuốc, am hiểu về các quy định của pháp luật về đấu thầu. Hiện nay cũng có những cái thiếu mà không phải trong thời gian một sớm một chiều chúng ta có thể khắc phục được.

Vấn đề tiếp theo là các doanh nghiệp cung ứng hiện nay không tham gia đấu thầu vì người ta không có lợi nhuận trong đó. Do giá thuốc tăng cao nhưng hồ sơ mời thầu, tiêu chí mời thầu giá lại thấp hơn nên người ta không thể tham gia được.

Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác, ví dụ như vấn đề gia hạn, cấp số đăng ký cũng chậm, vấn đề tham gia đấu thầu tập trung quốc gia, vấn đề đàm phán thuốc quốc gia cũng có những hạn chế nên ảnh hưởng tới nguồn cung. Nếu chúng ta phân tích được rõ các nguyên nhân chủ quan, khách quan như vậy thì mới có được các giải pháp trước mắt, giải pháp lâu dài để giải quyết căn cơ tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế và thiếu trang thiết bị y tế hiện nay.

Để giải quyết vấn đề này, về cơ sở pháp lý, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt trong việc sửa đổi các văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề mua sắm thuốc, vật tư, thiết bị y tế. Tuy nhiên, theo ông Đào Xuân Cơ, hiện tại một số văn bản pháp quy, một số Thông tư, Nghị định không còn cập nhật nữa như Thông tư 14 trong phân loại, mua sắm trang thiết bị vật tư. Khi chúng tôi bắt tay vào làm thì thấy những quy định không mang tính cập nhật nữa, gây khó khăn cho việc mua sắm, đấu thầu. Hiện Bộ Y tế đang chỉ đạo các vụ, cục, cơ quan liên quan sửa Thông tư 14, 15 liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư. Bộ Tài chính cũng đang tích cực sửa Thông tư 58.

“Chúng tôi cũng đã kiến nghị sửa Nghị định 98 liên quan đến đầu thầu thuốc, vật tư. Cần làm sao cho những văn bản pháp quy của chúng ta trở thành các công cụ hữu ích, tiện ích cho các cơ sở, bệnh viện, cơ sở y tế mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế được thuận tiện, minh bạch, công khai. Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, và lãnh đạo Bộ Y tế cũng quyết liệt chỉ đạo sửa và chúng tôi là những người đồng hành để sửa các văn bản pháp quy này”, ông Đào Xuân Cơ cho biết thêm.

推荐内容