【heerenveen – ajax】Chính sách giá cho giáo dục: Tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

时间:2025-01-25 15:08:21来源:88Point 作者:La liga

trần thanh hải

ĐB Quốc hội Trần Thanh Hải.

Đây là quan điểm của ĐB Quốc hội Trần Thanh Hải (đoàn TP.Hồ Chí Minh),ínhsáchgiáchogiáodụcTạođiềukiệnnângcaochấtlượngnguồnnhânlựheerenveen – ajax Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong cuộc trao đổi với PV TBTCVN xung quanh nội dung mới của dự án Luật phí và lệ phí.

* Một trong các nội dung mới của dự thảo Luật phí và lệ phí được trình ra Quốc hội kỳ này là chuyển 19 loại phí sang cơ chế giá. Xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này ?

- Quan điểm chung của tôi là ủng hộ việc chuyển một số phí và lệ phí sang cơ chế giá, bởi nó sẽ tạo điều kiện để các đơn vị sự nghiệp thực hiện tốt cơ chế tự chủ. Đặc biệt là các đơn vị đã có sự chuẩn bị tốt trong quá trình vừa qua, từ thiết bị, công nghệ, đội ngũ nhân lực cũng như một số lĩnh vực nhất định…, góp phần từng bước giải quyết được yêu cầu về bộ máy nhân lực, về chi phí cho đầu tư phát triển, nâng cao trách nhiệm trong quá trình thực hiện, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

* Nhiều ý kiến cho rằng việc chuyển một số loại phí sang cơ chế giá sẽ giúp thúc đẩy chủ trương xã hội hóa, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận được với những dịch vụ tốt hơn, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Ông đánh giá thế nào về điều này?

- Đây là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ với mục tiêu lớn nhất là mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận những dịch vụ, nhất là những dịch vụ có liên quan đến y tế, giáo dục với chất lượng ngày càng tốt hơn.

Về lĩnh vực y tế, tôi không băn khoăn gì vì các vấn đề chi cơ bản, chi cần thiết nhất cho quá trình khám và điều trị bệnh vẫn có thể giải quyết được với thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, với giáo dục thì vẫn còn phải tính. Theo tôi, cần phải có những quy định, mức giá khung nhất định cho lĩnh vực giáo dục phổ thông bởi mục tiêu lớn nhất chúng ta cần hướng tới là chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, mà chất lượng nguồn nhân lực có nền tảng cơ bản là trình độ học vấn.

Điều khiến tôi băn khoăn nhất khi nói về giáo dục là hiện nay chúng ta còn tỷ lệ khá lớn người lao động chưa hoàn thành được THPT. Mặt khác, với điều kiện kinh tế của chúng ta hiện nay, nhất là vùng nông thôn, mức học phí nào để phù hợp với khả năng của người dân vẫn là một câu hỏi lớn đặt ra.

Chính sách về học vấn là nền tảng quan trọng để nâng cao chất lượng, năng suất lao động về lâu dài. Vì vậy, theo tôi học phí phải được Nhà nước quy định, rằng buộc để đảm bảo cho những người nghèo, những người khó khăn trong xã hội có cơ hội giáo dục bình đẳng, phù hợp với điều kiện kinh tế từng vùng miền cũng như phù hợp với từng đối tượng. Từ đó, chúng ta phải xây dựng chính sách để nâng mặt bằng học vấn của đất nước, để đáp ứng nhu cầu hội nhập ngày càng lớn tới đây.

Ngoài ra, cũng cần có những chính sách ưu đãi cho những cá nhân ưu tú, để các em được đào tạo trong những môi trường học tốt nhất, đóng góp tài năng của mình cho đất nước.

* Chúng ta cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ về giáo dục cho các đối tượng khác nhau nhưng dường như tính hiệu quả còn chưa đạt như mong muốn. Theo ông, cần có biện pháp gì để các chính sách hỗ trợ này đi vào thực chất, hiệu quả?

- Vừa qua, Chính phủ đã có chủ trương rà soát lại toàn bộ các chính sách cho vùng khó khăn, đồng bào nghèo, vùng biên giới… để thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả tốt nhất. Chúng ta sẽ từng bước hoàn thiện các chính sách nhưng vấn đề khó nhất hiện nay là phương án tổng thể sử dụng nguồn nhân lực trong tương lai như thế nào cho phù hợp. Qua tìm hiểu ở một số vùng nghèo, vùng sâu vùng xa, tôi thấy đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học khá tốt, chính sách cho người đi học, cho giáo viên rất ưu đãi mặc dù chưa bao phủ được hết các vùng khó khăn.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là định hướng sử dụng nguồn nhân lực đó trong tương lai như thế nào để cho họ có động lực trong quá trình học, giúp họ lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, với sự phát triển kinh tế của địa phương, để họ có cơ hội gia nhập thị trường lao động cả trong và ngoài nước. Có như vậy, chính sách của chúng ta mới thực sự phát huy hiệu quả tối đa.

* Đối với dự thảo Luật phí và lệ phí lần này, ông có đề xuất gì để hoàn thiện, nâng cao tính hiệu quả của các nội dung mới trong dự thảo?

- Đối với Luật phí và lệ phí, một mặt chúng ta phải đảm bảo tính thực thi tương đối thống nhất, đồng bộ trong phạm vi cả nước để tránh tình trạng mỗi địa phương, mỗi vùng miền lại áp dụng và thực hiện thu mức phí và lệ phí khác nhau.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải tính đến việc tạo ra cơ chế rộng hơn để cho HĐND một số địa phương nhất là các tỉnh, thành có những mức phí, lệ phí phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, chỉnh trang đô thị, nâng cao đời sống của người dân.

Ví dụ, nên có những quy định mở, có thể cho phép một số địa phương được giao cho HĐND nghiên cứu, cân nhắc, lấy ý kiến của nhân dân trên địa bàn để thực hiện một số loại phí mang tính chất đặc thù. Như vậy, phí và lệ phí sẽ không chỉ là bổ sung cho nguồn thu ngân sách, cân đối cho chi phí bỏ ra trong việc thu phí và lệ phí, mà còn phải góp phần vào làm chuyển đổi ý thức của người dân sống trên địa bàn, nhận thức tốt hơn với việc thực hiện những chính sách mang tính văn minh và hiện đại.

* Xin cám ơn ông!

Hạnh Thảo

相关内容
推荐内容