您现在的位置是:88Point > Nhà cái uy tín

【ket quabong da】Huy động hàng trăm tỷ đồng cho nền kinh tế

88Point2025-01-11 00:15:56【Nhà cái uy tín】2人已围观

简介Quy mô thị trường dịch vụ tài chính ngày càng mở rộng kể từ khi Việt Nam gia nhập WTOTuy nhiên, theo ket quabong da

Quy mô thị trường dịch vụ tài chính ngày càng mở rộng kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO

Quy mô thị trường dịch vụ tài chính ngày càng mở rộng kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO

Tuy nhiên,độnghàngtrămtỷđồngchonềnkinhtếket quabong da theo Bộ Tài chính, trong thời gian tới, đặt ra yêu cầu xây dựng các biện pháp quản lý thận trọng, để bảo đảm phát triển bền vững thị trường tài chính.

Quy mô thị trường rộng mở

Quy mô thị trường dịch vụ tài chính ngày càng mở rộng kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong đó nổi bật phải kể đến dịch vụ bảo hiểm và thị trường chứng khoán (TTCK).

Hội nhập tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) trong nước phát triển và hoạt động hiệu quả hơn. Năm 2006, thị trường bảo hiểm có 29 DNBH nhân thọ và phi nhân thọ. Đến năm 2017, đã có sự tham gia của 63 doanh nghiệp (DN), trong đó có 34 DNBH có vốn đầu tư nước ngoài là các DNBH hàng đầu trên thế giới.

Mặc dù vẫn là thị trường mới, quy mô nhỏ so với khu vực, mức độ thâm nhập còn thấp nhưng kể từ sau khi gia nhập WTO, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường có tốc độ phát triển cao, thu hút đầu tư mạnh mẽ. Số lượng DNBH và tổng tài sản toàn thị trường ngày càng mở rộng và ở tốp trung bình so với khu vực. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 - 2015 đạt 18,65%/năm, là mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực.

Đến hết năm 2017, tổng tài sản thị trường bảo hiểm Việt Nam ước đạt 302.935 tỷ đồng; tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt 63.584 tỷ đồng; doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 105.611 tỷ đồng; đầu tư trở lại nền kinh tế của ngành bảo hiểm ước đạt 247.801 tỷ đồng.

Bên cạnh dịch vụ bảo hiểm, TTCK cũng có bước phát triển nhảy vọt, với dấu ấn VN- Index vượt mốc 1.000 điểm. Thực thi cam kết về dịch vụ chứng khoán trong WTO giúp tạo ra một TTCK với các dịch vụ tài chính phát triển, minh bạch, tăng hiệu quả hoạt động, mức độ cạnh tranh và tính thanh khoản cho thị trường. Việc cho phép thành lập các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài tác động tích cực đến TTCK. Sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư chứng khoán, các tập đoàn tài chính lớn đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư và tăng tính cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong và ngoài nước, góp phần chuyên nghiệp hóa TTCK.

Cùng với đó, quy mô của TTCK cũng tăng lên đáng kể. Năm 2007, tổng giá trị vốn hóa trên thị trường là 492.900 tỷ đồng (40% GDP), tăng lên 726.188 tỷ đồng vào năm 2010 (44% GDP) và đến năm 2017 đạt 3.330.116 tỷ đồng (74% GDP). Số lượng nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu năm 2017 tăng gấp 6 lần năm 2007 (từ 312.139 nhà đầu tư vào năm 2007 tăng lên 1.883.292 nhà đầu tư vào năm 2017). Giá trị danh mục nhà đầu tư nước ngoài đạt 25,5 tỷ USD vào năm 2017. Bên cạnh thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu đã trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ, các ngân hàng chính sách, chính quyền địa phương và DN...

Quản lý thận trọng

Kể từ khi TTCK, bảo hiểm đi vào hoạt động đến nay, các cơ chế chính sách được xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện phù hợp trong từng giai đoạn, từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp TTCK, bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát triển ổn định, vững chắc và trở thành kênh huy động vốn quan trọng đối với nền kinh tế.

Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặt ra yêu cầu xây dựng các biện pháp quản lý thận trọng, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý và phát triển các dịch vụ tài chính như dịch vụ chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm để bảo đảm phát triển bền vững thị trường tài chính.

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian tới, lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm cần tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tăng cường năng lực quản trị và hoạt động của các DNBH trên 3 yêu cầu chủ yếu: An toàn vốn, quản trị rủi ro và minh bạch hóa thông tin đáp ứng yêu cầu mở cửa thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế. Đồng thời, cần khuyến khích các DNBH tiếp tục nghiên cứu đầu tư ra các thị trường bảo hiểm nước ngoài mở rộng cơ hội kinh doanh, trong đó tập trung vào các địa bàn có tiềm năng và thuận lợi trên nguyên tắc hiệu quả.

Trong lĩnh vực chứng khoán, cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách, quản lý thị trường và đào tạo nhân lực cho TTCK; hợp tác và chia sẻ thông tin nhằm giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm các hành vi vi phạm xuyên biên giới. Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng cơ chế chính sách và quy định pháp lý nhằm triển khai thực hiện các cam kết WTO và các cam kết về hội nhập thị trường vốn khu vực ASEAN, ASEAN+, bảo đảm tính công khai, minh bạch và bình đẳng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Trả lời phỏng vấn TBTCVN, ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế các DN lớn (Tổng cục Thuế) cho rằng, khi mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, chúng ta “được” nhiều thứ, nhưng nếu nhìn một cách công bằng, người nước ngoài “được” nhiều hơn ta. “Ví như thị trường bảo hiểm mặc dù phát triển, người dân tham gia nhiều, nhưng với một đất nước gần 100 triệu dân thì chưa được như kỳ vọng”, ông Nguyễn Văn Phụng nói.

Đối với TTCK, đang trong điều kiện phát triển tốt, việc chúng ta đẩy mạnh cổ phần hóa khiến nguồn cung dồi dào hơn, có nhiều sản phẩm tốt cho thị trường. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Phụng, thời gian tới cần công khai, minh bạch thông tin hơn nữa để đưa DN chào bán ra công chúng, nhằm tập trung nguồn lực tốt hơn cho Nhà nước, tránh thất thu ngân sách.

Minh Anh

很赞哦!(6)