Cấp mới 7.619 dự án
Sở hữu môi trường đầu tưthông thoáng,àNộiTổấmcủacácnhàđầutưkinhdoanhnướcngoànữ hà nội vs chính trị ổn định, kinh tế- xã hội phát triển bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, 35 năm qua, Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hà Nội trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, vốn FDI vào Hà Nội đăng ký cấp mới 262 dự án đạt 183 triệu USD. |
Kể từ sau khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987, Thủ đô Hà Nội luôn khẳng định là “tổ ấm” của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Thu hút vốn FDI của Thành phố Hà Nội từ năm 1987 đến nay, lũy kế đạt khoảng 67.811,7 triệu USD, trong đó có 7.619 dự án cấp mới với vốn đăng ký là 35.378,6 triệu USD; 1.851 lượt dự án tăng vốn với số vốn đăng ký tăng thêm 10.841,24 triệu USD; 4.370 lượt góp vốn, mua cổ phần với giá trị góp vốn 21.591,9 triệu USD.
Giai đoạn 2016 - 2019, Hà Nội chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong thu hút vốn FDI với 26,5 tỷ USD và là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI trong 2 năm 2018-2019.
Theo Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, tháng 9/2022, Thành phố thu hút 169,4 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Lũy kế 9 tháng năm 2022, toàn Thành phố thu hút 1.019 triệu USD vốn FDI, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Ngọc Tú khẳng định, đây là kết quả tích cực, giúp Hà Nội tiếp tục duy trì vị trí trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, vốn đăng ký cấp mới 262 dự án đạt 183 triệu USD (tăng 6,5% số dự án và tăng 12,5% số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021); có 141 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với số vốn tăng 336 triệu USD (tăng 51,6% số dự án và giảm 31,8% số vốn đăng ký); nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 286 lượt với số vốn đạt 500 triệu USD, tăng 83,8%.
Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nếu xét về số dự án mới, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung nhiều tại các Thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như Hà Nội, TP.HCM.
Các nước có số dự án đầu tư lớn vào Hà Nội chủ yếu thuộc châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Châu Âu và Mỹ chiếm dưới 10% tổng vốn đăng ký. Dự án đầu tư nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực xuất, nhập khẩu, phân phối hàng hóa, xây dựng, công nghệ thông tin, viễn thông, công nghiệp chế biến, chế tạo...
Thu hút FDI theo chiều sâu
Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu thu hút 30 - 40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài; vốn giải ngân đạt 20 - 30 tỷ USD trong giai đoạn 2021 - 2025.
Trên cơ sở đó, Thành phố định hướng thu hút FDI theo chiều sâu gắn với mục tiêu phát triển bền vững; ưu tiên những dự án chất lượng, sản phẩm có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, Thủ đô sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến gọi vốn đầu tư từ các thị trường trọng điểm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.
Cùng với đó, Hà Nối sẽ thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng cường liên kết khu vực đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước giữa bối cảnh mới của nền kinh tế.
Triển khai thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế, gắn với tạo đột phá, tạo động lực dẫn dắt tạo nền tảng phát triển lâu dài cho Hà Nội như nền tảng số, cải cách thể chế, tiếp tục đơn giản thủ tục hành chính...
Đặc biệt, Thành phố Hà Nội sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hồ sơ hành chính về đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, thuế, bảo hiểm, đất đai; công bố công khai, minh bạch toàn bộ các quy hoạch ngành, quy hoạch phân khu, kế hoạch sử dụng đất theo nhiều hình thức để doanh nghiệpdễ dàng tiếp cận thông tin đầu tư; đẩy mạnh vai trò của các cơ quan xúc tiến đầu tư đối với tổ chức ngoại giao và khu vực kinh tế vốn đầu tư nước ngoài.
Trước đó, nhằm chuẩn bị sẵn hạ tầng, Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định phê duyệt “Đề án thành lập từ 2 - 5 khu công nghiệp trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025”.
Các khu công nghiệp dự kiến được thành lập gồm: Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn; Khu công nghiệp Đông Anh; Khu công nghiệp Bắc Thường Tín; Khu công nghiệp Phú Nghĩa mở rộng; Khu công nghiệp Phụng Hiệp.
Hiện tại, trên địa bàn Hà Nội có 10 khu công nghiệp đã thành lập và đang hoạt động với tổng diện tích 1.347,42ha; trong đó, có 9 khu công nghiệp với diện tích 1.270,5ha đã hoạt động ổn định có tỷ lệ lấp đầy đạt gần 100%.
Thành phố Hà Nội cũng đang triển khai dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội có vai trò tăng cường kết nối, liên kết vùng, thúc đẩy phát triển đô thị hóa, có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược trong nước và quốc tế.