TheôngdụngcủanấmVânchitrongđiềutrịHIV⁄AIDSungthưtỷ số và tỉ lệ 2 trong 1o thông tin trên trang điện tử của Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), tác dụng dược lý của nấm Vân chi chủ yếu là khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể nhờ hoạt tính của các hợp chất chứa trong nấm. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nấm Vân chi lên khả năng miễn dịch của cơ thể người và tất cả các công trình đều có kết quả khẳng định tác dụng tăng cường miễn dịch của nấm này.
Nấm Vân chi có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch ở người
Theo các kết quả nghiên cứu, trong nấm có chứa các hợp chất polysaccharid liên kết protein với rất nhiều ưu điểm dược lý và chính các polysaccharid này quyết định tác dụng tăng cường miễn dịch của nấm. Các hợp chất này gồm hai loại chính: PSP (polysaccharide peptide) và PSK (polysaccharide krestin).
PSK và PSP có cấu trúc hoá học cũng như các tính chất khá tương đồng đều là những hỗn hợp của các chuỗi đường liên kết với một số protein. Cả hai đều có trọng lượng phân tử khoảng 100 kDa và các chuỗi polypeptid trong phân tử của chúng đều chứa một số lượng lớn các acid amin aspartic và glutamic.
Kiềm chế virus HIV
Năm 1997, R.A. Collins và Ng.T.B. thuộc Đại học Hồng Kông đã công bố kết quả nghiên cứu về tác dụng chống lại virus HIV tuyp 1 của các polysaccharid từ nấm Vân chi. Ngay sau đó, nhiều nhà nghiên cứu khác đã tiến hành các thử nghiệm sử dụng nấm Vân chi trong điều trị bệnh nhân AIDS.
Tiêu biểu phải kể đến là nghiên cứu của Marijke Pfeiffer trên một nhóm người dương tính với HIV. Các bệnh nhân này được điều trị bằng Coriolus MRL, dược phẩm chế xuất từ nấm Vân chi kết hợp với liệu pháp châm cứu và dùng thảo dược. Một số bệnh nhân khác có dùng thêm HAART, loại thuốc chống AIDS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 3-4 tháng điều trị, sức khỏe của các bệnh nhân đều được cải thiện, biểu hiện như tăng cân, cảm thấy khỏe khoắn hơn, giải tỏa ức chế tâm lý. Đặc biệt, số lượng virus trong cơ thể họ đều giảm một cách đáng kinh ngạc và số lượng các tế bào trình diện kháng thế CD-4 đều tăng.
Sau thời gian điều trị, các bệnh nhân đều khỏi hoặc thuyên giảm hẳn các triệu chứng hệ quả của bệnh AIDS như ỉa chảy, viêm phế quản, đau tim, viêm dây thần kinh, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm… Trong số đó, có những người đã ngừng không cần điều trị với HAART và có thể quay lại với cuộc sống bình thường, chơi thể thao, làm việc trở lại… Từ kết quả đó, các nhà khoa học đã xây dựng một phác đồ điều trị khá hiệu quả cho những người dương tính với HIV.
Một nghiên cứu đáng lưu ý khác do nhóm của G. Rotolo (Anh) đã chứng minh tác dụng điều trị các biểu hiện thứ cấp trong sự phát triển ở các bệnh nhân AIDS. Những người tham gia đều trên 35 tuổi, dương tính với HIV được điều trị bổ sung bằng chế phẩm từ nấm Vân chi. Kết quả cho thấy sau 15 ngày điều trị với hàm lượng chế phẩm sử dụng là 3g/ngày, số lượng các tế bào bạch cầu trong cơ thể các bệnh nhân đều tăng lên khoảng 27 so với các trường hợp không được điều trị, và con số này giảm xuống còn 14,1 nếu lượng chế phẩm sử dụng cho điều trị được giảm đi một nửa.
Sau 45 ngày điều trị kết hợp cả hai chế độ, số lượng bạch cầu trong cơ thể các bệnh nhân tăng 45,2. Từ các kết quả này tác giả nghiên cứu khuyến nghị việc sử dụng chế phẩm từ nấm Vân chi như một liệu pháp phòng, chống bệnh AIDS và đề nghị nghiên cứu sâu hơn về bản chất tác dụng của nấm đối với sự tăng số lượng bạch cầu.
Hiện các nghiên cứu về tác dụng của nấm Vân chi trong phòng, chống virus HIV và bệnh AIDS vẫn đang được chú trọng nghiên cứu. Các nhà khoa học chủ yếu tập trung vào các cơ chế tác động của các hoạt chất trong nấm để từ đó đề xuất những phương pháp điều trị thích hợp.
Phòng, chống bệnh ung thư
Ở Nhật Bản, từ năm 1970, PSK từ nấm Vân chi đã được chứng minh có khả năng kéo dài thời gian sống thêm 5 năm hoặc hơn cho các bệnh nhân ung thư thuộc nhiều thể loại như: Ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư phổi và ung thư vú…
GS. Nguyễn Lân Dũng đến thăm một cơ sở trồng nấm Vân chi.
Còn PSP từ nấm Vân chi đã được sử dụng để điều trị ung thư giai đoạn 2 và 3 ở Trung Quốc từ lâu. Polysaccharid trong nấm có tác dụng kéo dài thêm thời gian sống ít nhất là 5 năm cho các bệnh nhân ung thư thực quản. Đồng thời, PSP cũng có tác dụng cải thiện sức khỏe, giúp giảm đau và tăng cường khả năng miễn dịch ở các bệnh nhân ung thư dạ dày, thực quản, ung thư phổi, ung thư buồng trứng và cổ tử cung.
Nghiên cứu trên được thực hiện trên 34 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn tiến triển, cho kết quả sau 28 ngày điều trị bằng nấm Vân chi, số lượng tế bào máu, hàm lượng các kháng thể của những người được điều trị đều tăng cao hơn so với những người không được điều trị. Đặc biệt, ở những người được điều trị, sự tiến triển của bệnh đã được làm chậm lại một cách đáng kể.
Một nghiên cứu khác do nhóm của Tiến sỹ Kenyon ở Trung tâm Nghiên cứu điều trị lâm sàng Dove (Winchester, London) trên 30 bệnh nhân ung thư thuộc nhiều dạng khác nhau chỉ ra rằng, điều trị bằng bột nghiền từ khối nấm Vân chi làm giảm mạnh mẽ hoạt tính của enzym telomerase (enzym là thiết yếu giúp các tế bào ung thư chống lại quá trình “tự chết”), đồng thời tăng cường đáng kể các phản ứng miễn dịch chống lại các khối u. Vì vậy, nghiên cứu cho thấy điều trị bằng nấm Vân chi đặc biệt vẫn có tác dụng với các trường hợp ung thư giai đoạn 3 và 4, khi mà các liệu pháp hoá học và phóng xạ đã không còn tác dụng.
Bản chất, cơ chế tác động của các hoạt chất trong nấm Vân chi đối với ung thư hiện vẫn đang được rất nhiều nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau (hóa sinh, miễn dịch, y học, dược học…) quan tâm nghiên cứu và ngày càng có nhiều phát hiện mới được công bố.
Một điều đáng lưu ý là việc nuôi trồng và sản xuất dược liệu từ nấm này không hề tốn kém, rất phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển, trong khi đây lại là một loại nấm có hiệu quả y dược cao. Vì vây, việc phát triển sản xuất dược phẩm từ nấm Vân chi có ý nghĩa kinh tế xã hội, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng, đồng thời mở ra một hướng đi mới cho các ngành Công nghiệp dược phẩm và Công nghệ sinh học trong tương lai.
Viết Cường