当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【soi kèo real salt lake】Nhiều động lực tăng trưởng, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp có nhiều cơ hội phục hồi, tăng trưởng trong năm 2024. Ảnh: T.D
Doanh nghiệp có nhiều cơ hội phục hồi, tăng trưởng trong năm 2024. Ảnh: T.D

Tại chương trình, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia nhận định, năm 2024 có nhiều động lực tăng trưởng, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Tín hiệu lạc quan

Theo TS Cấn Văn Lực, kinh tế thế giới năm 2024 dự báo tăng trưởng chậm so với 2023 nhưng tín hiệu tích cực là lạm phát tiếp tục giảm, các ngân hàng Trung ương trên thế giới đang tính toán giảm lãi suất. Sức cầu ở các thị trường lớn, đặc biệt là Mỹ, châu Âu… đang phục hồi.

Trong nước, sức chống chịu của doanh nghiệp Việt Nam tương đối tốt, kinh tế phục hồi rõ nét ở hầu hết lĩnh vực. Sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục hồi tốt hơn; xuất khẩu và tiêu dùng tiếp đà phục hồi; đầu tư công, đầu tư tư nhân và thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) được đẩy mạnh; cơ hội từ dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu từ việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia.

Cùng với đó, lạm phát được dự báo tăng nhưng trong tầm kiểm soát, lãi suất giảm, tỉ giá cơ bản sẽ ổn định, thị trường chứng khoán và bất động sản cũng đang có dấu hiệu phục hồi.

Cũng lạc quan vào kinh tế Việt Nam năm 2024, TS Trần Du Lịch, Chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2023, dù tình hình thế giới có sự biến động chính trị và kinh tế đầy khó khăn, nhưng những thành quả đạt Việt Nam đạt được chứng tỏ sức chống chọi của nền kinh tế nước ta là khá tốt.

Về TPHCM, theo TS Trần Du Lịch, giai đoạn 2024-2025, chúng ta tập trung thể chế, hạ tầng để tạo sức bật cho năm 2026 trở về sau. Có thể thấy TPHCM đang phát triển không theo tư duy nhiệm kỳ, giải quyết vấn đề trước mắt mà xây dựng, củng cố nền tảng cho phát triển trung và dài hạn.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, đáng chú ý, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng đang rất được quan tâm. Đây cũng là một trong những vấn đề lớn TPHCM đang quan tâm, thậm chí đi đầu hiện nay.

Đối mặt thách thức

Song bên cạnh nhiều cơ hội, theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam vẫn còn đối mặt với những thách thức như: giải ngân đầu tư công chưa có đột phá, nhiều rủi ro ở thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản cần thời gian mới có thể xử lý và lành mạnh hóa.

Bên cạnh đó, thể chế cho các lĩnh vực mới (kinh tế số, kinh tế xanh, tuần hoàn…) còn chậm ban hành trong khi tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm, chậm thực thi công vụ vẫn còn diễn ra.

Với các khó khăn hiện tại, TS Cấn Văn Lực cho rằng, doanh nghiệp cần kiến nghị đúng, trúng nhưng về cơ bản, theo ông, thể chế như cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện thể chế thời gian qua đã được thúc đẩy như hướng dẫn triển khai Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật tổ chức tín dụng sửa đổi; thực thi các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ dành cho TPHCM…

TS Trần Du lịch cho rằng, trong giai đoạn tới, chính sách phát triển khu vực doanh nghiệp trong nước, làm sao cho doanh nghiệp Việt lớn lên trong bối cảnh mới, cơ hội mới được đặc biệt quan trọng bởi doanh nghiệp trong nước là đội ngũ quyết định sự phát triển của đất nước.

分享到: