Tuy được kỳ vọng lớn nhưng thương vụ bán 9% vốn Nhà nước tại Vinamilk được tổ chức hôm 12-12 đã gây bất ngờ khi 40% số cổ phần bán ra bị “ế”.
Ông Đặng Quyết Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng, thời gian thực hiện việc bán vốn hơi gấp gáp trong khi thương vụ này khá lớn nên điều đó có thể giải thích được.
Tuy phương án bán vốn của Vinamilk đã được xây dựng từ cuối năm 2015, song tháng 9-2016 kế hoạch đó mới chỉ được duyệt và tới tháng 12 đã tổ chức bán.
Hơn thế nữa, tháng 12 là thời điểm các nhà đầu tư tất toán để nghỉ Tết nên việc đầu tư, “mua bán” sẽ ít được quan tâm hơn. “Cũng may chỉ bán 9%, nếu tung ra nhiều hơn là vỡ trận ngay” - ông Tiến nói.
Tuy vậy, đại diện Bộ Tài chính cho rằng việc Vinamilk bán đợt đầu hết 60% là thận trọng và thành công đồng thời cũng tỏ ra lạc quan về việc bán nốt phần vốn còn lại của Vinamilk trong năm tới.
Cổ đông nước ngoài mua Vinamilk không chỉ vì mức giá mà vì thực sự muốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nên “vẫn có thể bán tốt”. Thị trường vẫn còn và có thể do thời điểm chọn bán Vinamilk của Việt Nam gấp quá nên các nhà đầu tư sẽ cân nhắc lần sau.
Thương vụ Vinamilk vừa qua sẽ bài học kinh nghiệm lớn cho những thương vụ thoái vốn lớn sắp tới của các công ty lớn trong thời gian tới đặc biệt trong khâu tuyên truyền trước, trong và sau quá trình bán.
Điều này rất quan trọng vì việc tuyên truyền nếu không để ý gây nên biến động thì có thể “vỡ” kế hoạch.
- Hà Nội phát thông báo khẩn tìm lái xe từng chở ca Covid
- DN xuất khẩu thủy sản hưởng lợi khi Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu
- Đã có ban soạn thảo sửa điều kiện “trói” doanh nghiệp gạo
- Cứu sống người đàn ông gan chui lồng ngực chèn ép phổi
- 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2016
- Ban hành khung giá phát điện năm 2017
- Phạt tù kẻ bắt cóc con gái của bạn thân
- Giai đoạn 2 vụ Vạn Thịnh Phát: Vận chuyển trái phép số tiền hơn 4 tỉ USD
- Cẩn trọng trong giao dịch hàng hải