【kết quả club leon】NSND Bạch Tuyết: “Những ngày Tết của cải lương giúp tôi lớn lên...”
VHO - NSND Bạch Tuyết đang cùng các cộng sự rốt riết chuẩn bị ra mắt Học viện Cải lương,ạchTuyếtNhữngngàyTếtcủacảilươnggiúptôilớnlêkết quả club leon chương trình truyền hình thực tế về đào tạo nghệ sĩ cải lương thế hệ mới. Trước thềm năm mới, nữ nghệ sĩ gạo cội đã có những trải lòng ôn lại kỷ niệm tết xưa cùng NSND Phùng Há và bạn diễn ăn ý Hùng Cường trong giai đoạn “hoàng kim” của nghệ thuật Cải lương. Theo bà, từ những ký ức tươi đẹp đó, đã giúp bà có nhiều bài học quý giá trong sự nghiệp làm nghệ thuật cũng như cuộc sống đời thường.
NSND Bạch Tuyết trong bộ ảnh đón Xuân Giáp Thìn 2024. Ảnh: TIÊU PHÀM
Vui Tết nay, nhưng kỷ niệm những ngày tết xưa vẫn vương vấn các nghệ sĩ, dẫu buồn hay vui. NSND Bạch Tuyết bồi hồi nhớ lại: “Mẹ tôi mất vào đêm Mùng 6 Tết. Một cuộc chia ly đầy bất ngờ, vội vã. Giỗ mẹ thường vào chiều Mùng 6 Tết và ngày Mùng 7 Tết. Vì thế, tôi cũng khó hoà vào niềm vui chung của mọi người. Mỗi lần gần Tết tôi lại nhớ mẹ nhiều hơn. Ấn tượng của một đứa trẻ đối diện với chuyện đau thương như thế khó phai mờ”.
Nhưng được trở thành nghệ sĩ cải lương đã phần nào giúp bà khoả lấp nỗi buồn đó. NSND Bạch Tuyết cho biết thời trước mỗi ngày Tết, nghệ sĩ thường hát đến 3 suất, sống trong hậu trường, với khán giả, được khóc - cười, được hưởng những cay đắng - hạnh phúc… Vì thế, cuộc đời bà được tô điểm thêm những gia vị mới.
“Tình yêu thương của khán giả và lòng biết ơn tôi dành cho khán giả mới giúp tôi thấy vui, hạnh phúc. Cải lương cứu sống đời tôi. Hát xong mỗi suất, tôi chỉ đi quanh quẩn ở đoàn hát, tìm gặp các thầy như: thầy Ba Vân, thầy Năm Châu, thầy Kim Cúc và má bảy Phùng Há. Tôi muốn biết, học sâu về cải lương. Tôi được nghe, học nhiều điều không có trong sách. Những người sống thật, làm thật cho tôi kinh nghiệm, niềm vui, hy vọng của một người nghệ sĩ đối với dân tộc, đất nước”, NSND Bạch Tuyết nói.
NSND Bạch Tuyết nhớ những ngày NSND Phùng Há - người thầy kính yêu của bà - đến nhà, đề nghị “Hai má con mình đi chơi đi con”. Cả hai được tài xế đưa đi lòng vòng Sài Gòn.
“Má kể nhiều kỷ niệm đi hát thuở trước. Má nhớ về thời đất nước còn chia đôi, đi đến sông Bến Hải (Quảng Trị), đi quá địa phận lại bị bắn. Dân mình thì không thể gặp nhau, thậm chí họ bị khích để thù hằn nhau.
NSND Bạch Tuyết và NSND Phùng Há. Ảnh tư liệu
Lúc đó cải lương cũng đi liền với hơi thở của thời đại, dân tộc. Chẳng hạn, khi đoàn Kim Thoa hát tuồng Lấp sông Gianh, hai tấm bản đồ gắn lên biểu trưng cho Nam Bắc hoà hợp thì bọn xấu ném lựu đạn khiến nghệ sĩ Duy Lân cụt chân. Trong đoàn cũng nhiều người hy sinh. Má dạy: “Khi con hát cải lương con phải yêu đất nước, dân tộc mình. Bây giờ mình đi được từ miền Bắc đến miền Nam, con đừng quên công ơn của tổ tiên mình, các anh hùng, liệt sĩ”.
Tôi thấy mình hạnh phúc khi được bà con khán giả thương. Tết đậm đà hương vị với má Bảy, với nghệ sĩ chúng tôi là như thế”, nữ nghệ sĩ chia sẻ.
NSND Bạch Tuyết cùng nghệ sĩ Hùng Cường đã tạo nên “cặp đôi sóng thần” trên sân khấu cải lương. Đến nay, khán giả vẫn nhắc đến như một cặp đào kép đi vào huyền thoại. Trong những ngày xuân của hiện tại, NSND Bạch Tuyết cũng nhớ về Tết xưa với nghệ sĩ Hùng Cường, người bạn diễn ăn ý của bà.
“Tôi và anh Hùng Cường có nhiều kỷ niệm khi đi hát ở đoàn Dạ Lý Hương. Mùa tết, mỗi ngày chúng tôi đều hát 3 suất. Hát xong, đứa nào cũng như chiếc mềnh rách. Lúc đó đói lắm nên ăn gì cũng thấy ngon. Anh Hùng Cường thích ăn vặt, rất chu đáo. Còn tôi thì không có thói quen này, rất ít biết mua đồ ăn vặt. Những gì để ăn sau giờ hát, trong khi chuẩn bị lên hát đều do anh Hùng Cường cung cấp.
Vì rất thân nhau nên có khi anh ấy cũng xưng mày tao thân mật. Anh ấy hay nói với tôi rằng: “Ủa, mày là con gái sao mày không mua, mà mày cứ để tao mua rồi mày ăn”. Tôi chỉ cười, chọc lại anh ấy rằng: “Ai biểu anh ngu thì ráng chịu”.
Chúng tôi đùa thế nhưng thương nhau vô cùng. Tình thương của đồng nghiệp, của sự cảm thông. Anh Cường cũng hay nói: “Tao có đủ hết, từ cha mẹ, vợ con. Còn mày mồ côi nên tao thương, lo cho mày”. Những điều này thật khó quên”, NSND Bạch Tuyết kể lại với giọng điệu bồi hồi.
NSND Bạch Tuyết cho biết các anh em, cô chú ở hậu đài đều rất thương bà vì hiểu hoàn cảnh bà mồ côi. Nữ nghệ sĩ nói bà luôn biết ơn vì điều này. “Những ngày tết của cải lương giúp tôi lớn lên từ những vở hát, cách hành xử với nhau”, bà tâm sự.
Một cái tết khác cũng rất khó quên với NSND Bạch Tuyết là vào năm 1979. Sau khi nghệ sĩ Thanh Nga qua đời vào tháng 11.1978 thì sau đó Bạch Tuyết được chọn để đóng vai Thái hậu Dương Vân Nga trong vở cải lương cùng tên, do Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang dựng. Đây là vở nói lên tình yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên trung.
Giai đoạn 1975-1979, Bạch Tuyết xin nghỉ hát để đi học. Lúc này đại diện nhà hát, tác giả Lê Duy Hạnh, ông Sáu Thảo (Dương Đình Thảo, Giám đốc Sở VHTT TP.HCM lúc bấy giờ) tìm đến nhà mời Bạch Tuyết trở lại sân khấu, cùng nữ nghệ sĩ Ngọc Giàu chia vai Thái hậu Dương Vân Nga. Khi đi tập tuồng, bà được xe của công an đưa đi, rước về, trong bầu không khí căng thẳng.
“Chúng tôi không được tỏ ra sợ hãi, phải cố gắng hết sức để tập tuồng. Khi Thái hậu Dương Vân Nga của Nhà hát Trần Hữu Trang xuất hiện thì không khí của cải lương khác hẳn. Chúng tôi hát từ Sài Gòn, ra Huế, đến Hà Nội. Chị Ngọc Giàu không thể đi Hà Nội vì con còn nhỏ. Vì thế, tôi phải tập luôn 2 cảnh trước do chị ấy đảm nhận. Suất hát đó cả đời tôi không thể có lần thứ hai.
NSND Bạch Tuyết và các nghệ sĩ Châu Thanh, Thanh Hằng. Ảnh: TIÊU PHÀM
Tôi hát ở Nhà hát Lớn Hà Nội, có 100 chiến sĩ được gắn huy chương anh hùng ngồi xem, cả đại diện Đại sứ quán, Lãnh sự quán… Khán giả của suất diễn này rất đặc biệt. Khi tôi vào câu vọng cổ: “Lê Hoàng khi vừa mới đến đây, ông đã chào hỏi Nguyễn Lưu trần đệ. Trong khi ta cùng bá quan lơ là với họ…”,thì các chiến sĩ đứng lên, vỗ tay suốt. Còn chúng tôi đứng trên sân khấu nước mắt chảy ròng ròng. Cải lương đã góp phần nâng cao tình yêu nước, giúp các chiến sĩ thấy được tôn trọng, được nhớ, được ghi công.
Sau đó, tôi được hát ở biên giới. Một thiếu tướng tư lệnh biên phòng gắn cho tôi 1 huy chương. Ông ấy nói: “Cô Bạch Tuyết biết không, huy chương này các chiến sĩ phải gắng sức, hết lòng, không phạm lỗi gì trong 3 năm thì mới được”. Tôi chỉ biết cảm ơn, vì họ cho chúng tôi thấy nghệ sĩ, cải lương cũng có đóng góp trong tình hình đất nước nguy biến”, NSND Bạch Tuyết kể lại trong niềm hạnh phúc.
NSND Bạch Tuyết, danh ca Châu Thanh và “quái kiệt” Thanh Hằng là 3 thành viên chủ chốt của Học viện Cải lương, chương trình truyền hình thực tế về đào tạo nghệ sĩ cải lương thế hệ mới do NSND Bạch Tuyết và cộng sự tổ chức. Trong đó, NSND Bạch Tuyết đóng vai trò viện trưởng. Nghệ sĩ cải lương Châu Thanh, Thanh Hằng cùng “thầy đờn” - nhạc sĩ, NSND Thanh Hải đồng hành xuyên suốt với thí sinh trong chương trình. Nhà sáng tạo nội dung Thầy Beo U40 đảm nhận vai trò dẫn dắt chương trình. Học viện Cải lươngđang trong quá trình sản xuất để lên sóng vào tháng 4.2024. |
THÙY TRANG
相关推荐
- Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực I đạt 3,12%
- Thị xã Long Mỹ: Thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn
- Nguồn cát phục vụ cho tuyến cao tốc Cần Thơ
- Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- Tuổi trẻ Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An: Xung kích, tình nguyện vì bình yên biên giới
- Tân Trụ: Giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác xét xử và thi hành án hành chính
- Việt Nam đã và đang triển khai các biện pháp để đảm bảo quyền và lợi ích ở Biển Đông