【kq giai phap】"Nóng" thị trường thiết bị học Online
(CMO) Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, năm học mới 2021-2022 tỉnh Cà Mau chỉ có 2 trường tiểu học và 2 trường THCS tổ chức học trực tiếp; còn lại học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 trên địa bàn tỉnh tổ chức các lớp học trực tuyến từ ngày 13/9. Điều này khiến nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử phục vụ cho việc học tập trực tuyến như máy tính để bàn, máy tính xách tay (laptop), Ipad, điện thoại tăng mạnh.
Nhu cầu thiết bị học Online tăng đột biến
Các sản phẩm phục vụ cho học sinh, sinh viên học trực tuyến tăng mạnh, đặc biệt là hình thức mua sắm online tại siêu thị Nguyễn Kim. Giám đốc Siêu thị Nguyễn Kim Cà Mau, ông Dương Anh Tuấn cho biết: Dòng sản phẩm laptop có giá từ 13 triệu đến 15 triệu đồng được khách hàng ưu tiên lựa chọn. Ngoài ra, các dòng Ipad, máy tính bảng có giá từ 5 đến 7 triệu đồng cũng thu hút khách. Theo đó, tuy theo từng dòng sản phẩm mà Nguyễn Kim có chương trình hỗ trợ mùa tựu trường.
Còn tại Công ty TNHH Công nghệ tin học Minh Khôi thì sức mua tăng khoảng 70% đến 80% và do ảnh hưởng dịch bệnh nên hàng về chậm, không đáp ứng kịp nhu cầu khách hàng. Chị Hiền, nhân viên công ty cho biết: "Với sản phẩm laptop, máy tính bảng dòng HP, Dell tại công ty có giá từ 15 đến 19 triệu đồng. Mỗi ngày có gần 20 khách hàng đến cửa hàng chọn các sản phẩm phục vụ học online cho con em mình”.
Nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên mua sắm thiết bị học tập đầu năm học, Thế giới di động đưa ra nhiều chương trình ưu đãi như: "Laptop tựa trường - Điểm cao giảm lớn - Ưu đãi nhân 3". Tuy nhiên, theo chị Kim Ngân, quản lý Cửa hàng Thế giới di động phường 5, Tp. Cà Mau thì hiện nay các sản phẩm laptop đã “cháy hàng”. Còn điện thoại để phục vụ được cho việc học online có giá thấp nhất cũng phải trên 2 triệu đồng.
Sản phẩm laptop tại Cửa hàng Thế giới di động, phường 5, Tp. Cà Mau hiện đã “cháy” hàng
Nhà có 2 người con đều phải học online, con gái lớn lớp 12 học online bằng điện thoại, còn cậu em học lớp 9 thì cũng có điện thoại Samsung nhưng đã cũ, màn hình mờ nên anh Bình đã đến cửa hàng bán điện thoại với mong muốn tìm cho con mình một dụng cụ để học online phù hợp với túi tiền.
Anh Nguyễn Thanh Bình, ấp Cây Trâm, xã Đình Bình bộc bạch: “Hai vợ chồng buôn bán xôi, bánh mì sống qua ngày, nhưng do ảnh hưởng dịch bệnh nên kinh tế gia đình càng khó khăn hơn. Khi được nhân viên cửa hàng điện thoại tư vấn dòng điện thoại có giá trên 2 triệu mới đảm bảo cho việc tải phần mềm phục vụ học tập của các cháu. Tuy nhiên, chỉ có dòng điện thoại trên 3 triệu đồng mới có dịch vụ trả góp nên chắc tôi tìm cửa hàng bán điện thoại cũ để mua”.
Liên hệ một cửa hàng sửa chữa điện thoại, bán điện thoại cũ nằm trên đường Phan Ngọc Hiển, phường 9, Tp. Cà Mau. Ông Nghĩa, chủ cửa hàng Nghĩa 3G chia sẻ: Điện thoại cũ sử dụng không bền, không ổn định mạng Internet nên khi tải phần mềm để học sẽ không yên tâm. Nếu để học online được thì giá thấp nhất cũng khoảng 1,2 triệu đồng. Tuy nhiên, theo ông Nghĩa thì hiện nay sản phẩm này gần như không còn hàng.
Nhiều học sinh khó khăn cần được hỗ trợ
Theo thống kê sơ bộ từ Sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT), đến ngày 10/9 toàn tỉnh có khoảng 17.560 trẻ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó: Cấp tiểu học 9.428 học sinh, cấp THCS 4.239 học sinh và cấp THPT 1.215 học sinh.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau thì từ ngày 13/9, học sinh từ lớp 1 đến lớp 8 được tổ chức lớp học trực tuyến nhằm hướng dẫn học sinh làm quen với phần mềm dạy học, rèn luyện kỹ năng, nội quy, quy định về việc học trực tuyến; tổ chức ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức; chưa tổ chức dạy học chương trình chính khóa năm học 2021 - 2022. Còn từ lớp 9 đến lớp 12 thì tổ chức các lớp dạy và học trực tuyến theo chương trình chính khóa.
Sản phẩm Laptop tại Siêu thị Nguyễn Kim tiêu thụ mạnh theo hình thức mua hàng online
Trước hoàn cảnh khó khăn của nhiều học sinh, Sở GD&ĐT đã vận động Viettel Cà Mau và một số doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh tài trợ 500 điện thoại thông minh để các em có điều kiện học trực tuyến. Ngoài ra, Sở cũng đã vận động trao hơn 1.000 suất học bổng trị giá hơn 1,2 tỷ đồng.
Theo Sở GD&ĐT thì thời gian tới đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành có liên quan, các đơn vị cung cấp dịch vụ để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương và các cơ sở giáo dục. Phối hợp với Tỉnh Đoàn để triển khai chương trình tiếp sức học sinh học trực tuyến tại nhà, như: Hướng dẫn học sinh truy cập, hướng dẫn học bài và hỗ trợ phương tiện học tập theo nhóm học sinh ở từng địa bàn nhỏ, lẻ. Theo đó cùng với chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa phát động. Hy vọng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh sớm được hỗ trợ thiết bị để đáp ứng nhu cầu học trực tuyến./.
Bài và ảnh: Phúc Duy
(责任编辑:La liga)
- Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- Thu phí đối với khí thải, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường
- Khởi tố hình sự vụ án đổ dầu thải xuống đầu nguồn nước sông Đà
- Sắp diễn ra Triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo TP. Hà Nội
- Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- Ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo 300 triệu đồng
- Logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới
- Thanh Hóa: Bắt thêm một đối tượng sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả
- Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- Ý kiến khác nhau về cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ
- Yêu cầu đình chỉ đơn vị thi công sau vụ sập tấm đan 2 người tử vong
- Khởi tố, bắt giam bi can trong vụ tai nạn lao động khiến 10 người thương vong tại Yên Bái
- Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- Nhập nhanh gạo dự trữ, xuất cấp kịp thời hỗ trợ người dân
- Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- "Rộng cửa" xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile
- Bắt 12 người đánh bạc ‘xóc đĩa’ với số tiền 280 triệu đồng
- Gia Lai, Bình Dương, Đồng Nai là 3 tỉnh có chuyển biến tích cực trong giải ngân vốn đầu tư công
- Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- NA Standing Committee’s 44th session to open on April 20