【bxh thế giới】Nông nghiệp công nghệ cao

作者:Cúp C1 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 11:03:31 评论数:

BP - “Mục tiêu 5 năm tới của huyện là tiếp tục đổi mới toàn diện,ệpcocircngnghệbxh thế giới thực hiện các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương kết hợp với xúc tiến, kêu gọi đầu tư để hỗ trợ chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn và đời sống vật chất, tinh thần trong nhân dân, nhất là nhân dân vùng sâu, xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, giữ vững quốc phòng - an ninh và đối ngoại huyện biên giới” - Phó chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh Nguyễn Gia Hòa khẳng định.

CÚ HÍCH HỒ TIÊU

5 năm trước, anh Đặng Văn Tuấn mua 1,2 ha đất ở ấp 8, xã Lộc Thuận với giá 160 triệu đồng để trồng tiêu. Nhiều người bảo anh dở hơi bởi cả vùng đất rộng lớn thuộc ấp 8 tiếp giáp với ấp 7, xã Lộc Điền đều ngập úng mỗi khi mùa mưa. Mùa khô thì trơ sỏi, đá không ai trồng được cây gì.

Trước cảnh đất nông nghiệp gần như bỏ hoang do ngập úng, anh Tuấn tìm đến Chủ tịch UBND xã Lộc Thuận bàn cách khơi thông dòng chảy. Được sự cho phép của chính quyền, anh dốc toàn bộ nguồn lực của gia đình đầu tư thêm 110 triệu đồng để thuê xe múc đá, đắp đập và khơi thông dòng suối ấp 8 lấy đất trồng tiêu. Từ đó đất thuộc khu vực ấp 8 không còn ngập úng. Gần 2.000 nọc tiêu giống Vĩnh Linh và tiêu Trung được anh Tuấn đặt xuống 1,2 ha đất sỏi, đá và thường xuyên bị ngập úng. Ngoài diện tích hồ tiêu của gia đình anh, các nông hộ xung quanh cũng bắt đầu xuống giống tiêu trên vùng đất bao năm hoang hóa. Mùa mưa năm 2013, anh Tuấn bỏ ra 2.500 USD để sang tận Campuchia mua 30 dây tiêu giống. Chỉ sau 1 năm chăm sóc, giống tiêu mới của gia đình anh bắt đầu cho trái. Chuỗi trái của giống tiêu này dài đến 20cm, hạt to, mẩy hơn nhiều so với giống tiêu địa phương. Mừng quá, anh nhân lên 7.000 nọc tính đến thời điểm hiện tại. Anh Tuấn cho biết, 250 nọc tiêu được nhân từ 30 dây tiêu mua ở Campuchia đã và đang cho năng suất hơn 10kg/nọc. Để có được ngần ấy năng suất, ngoài yếu tố cây giống, anh Tuấn đã đưa quy trình phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho hồ tiêu ra trái ngược với quy trình chăm sóc trước đây. Đặc biệt, anh đã vận dụng tối đa phương pháp canh tác hồ tiêu theo hướng hữu cơ sinh học để tạo ra sản phẩm sạch cho thị trường. Anh cũng là một trong những sáng lập viên của Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Quyết Chí ở xã Lộc Thuận.

Một góc trung tâm thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh hôm nay

HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI

HTX dịch vụ nông nghiệp Quyết Chí đi vào hoạt động từ đầu tháng 11-2016 với 9 thành viên. Tổng diện tích của các thành viên trong HTX là 15 ha hồ tiêu. HTX ra đời dựa trên cơ sở hoạt động của câu lạc bộ tiêu sạch trước đây. Ông Trần Thiện Tường, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Quyết Chí cho biết, tất cả diện tích hồ tiêu của các thành viên trong HTX đều được áp dụng chung một quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm sạch cho thị trường. Nhờ đó mà mỗi kilôgam hạt tiêu của các thành viên trong HTX được Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice mua cao hơn giá thị trường 2.000 đồng/kg. Ngoài ưu đãi giá cao, công ty còn tặng thêm 3.000 đồng/kg nếu sản phẩm hạt tiêu của thành viên trong HTX đều đạt chuẩn loại A. Nhờ các khoản hỗ trợ này mà HTX có được kinh phí hoạt động.

Cùng thời điểm ra đời của HTX dịch vụ nông nghiệp Quyết Chí, HTX Lộc Phát tại xã Lộc Hiệp cũng ra đời với 7 thành viên. Tổng diện tích hồ tiêu của HTX là 18 ha, cho năng suất bình quân 4 tấn/ha/năm. Giám đốc Nguyễn Đức Thảo cho biết, mục tiêu của HTX Lộc Phát là giúp đỡ, hỗ trợ mọi thành viên nắm vững và tuân thủ đúng quy trình chăm sóc hồ tiêu để đảm bảo không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm. Lô hàng của mỗi thành viên đều có mã số riêng nên không có trường hợp nào làm ăn gian dối hay pha trộn tạp chất để kiếm lời bất chính. Điều đáng mừng là từng thành viên trong HTX đều ý thức được chuỗi giá trị của sản phẩm nên chủ động đầu tư để phát triển hồ tiêu bền vững. Trong 7 thành viên của HTX hiện có 5 thành viên đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước. Việc bón phân, tưới thuốc cũng nhờ hệ thống tưới tiết kiệm đưa đến tận gốc hồ tiêu nên không thất thoát trong quá trình chăm sóc. Vì thế, việc đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm không chỉ giúp người trồng tiêu giảm được công chăm sóc mà còn giảm cả chi phí trong quá trình chăm sóc. Sản phẩm nông nghiệp của thành viên HTX được bán với giá cao hơn giá thị trường nhờ ứng dụng quy trình chăm sóc theo hướng hữu cơ an toàn.

Nhà nông Đặng Văn Tuấn với giống tiêu mới trên đất thường xuyên ngập úng sau 1 năm

HƯỚNG ĐẾN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Nông - lâm nghiệp hiện chiếm 68,45% trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện Lộc Ninh. Mục tiêu 5 năm tới, Lộc Ninh vẫn xác định nông nghiệp, trong đó nông nghiệp công nghệ cao đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội. Để từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, năm 2015, huyện Lộc Ninh đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác, trong đó lấy kinh tế HTX làm trung tâm. Toàn huyện hiện có 9 HTX, trong đó 2 HTX tiêu sạch, 1 HTX nuôi heo sạch vừa mới thành lập cuối năm 2016. Tổng diện tích cây trồng của huyện hiện có 55.196 ha, trong đó 43.701 ha cây lâu năm. Đây cũng là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu cũng như thổ nhưỡng để Lộc Ninh tận dụng lợi thế phát triển diện tích cây lâu năm, trong đó hồ tiêu được xác định là cây chiến lược của huyện. Song hành với lợi thế đất đai, Lộc Ninh còn có 11 công trình thủy lợi với hệ thống kênh mương nội đồng đã và đang bê tông hóa sẽ đảm bảo nguồn nước tưới cho diện tích cây trồng.

Ông Hồ Quang Khánh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lộc Ninh cho biết, ngoài lợi thế về đất đai, khí hậu và nguồn nước, người dân Lộc Ninh luôn chủ động học hỏi và ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi. Đặc biệt, thành viên của HTX đã biết gắn kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra thị trường hàng hóa chất lượng cao, nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh người nông dân, các cơ quan hữu quan của huyện cũng đang tập trung kết nối cung cầu, đầu tư hệ thống nước tưới, phân bón để tiếp sức cho người dân, tạo ra nông sản sạch. Ngay trong năm 2017, Lộc Ninh sẽ bắt tay vào việc quy hoạch 17 ha đất nông nghiệp để đầu tư trồng bơ sáp, bưởi da xanh và rau sạch nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức về chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Đó cũng là bước đệm ban đầu để nông nghiệp công nghệ cao của huyện Lộc Ninh “cất cánh” trong tương lai gần.

Đông Kiểm