【kết quả trận vigo】Nắm bắt xu hướng để thành công

时间:2025-01-11 00:47:38 来源:88Point

nam bat xu huong de thanh cong

Người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ chợ sang mua sắm tại siêu thị Ảnh: P.T

Xu hướng thay đổi

Khảo sát mới đây của Công ty Nielsen-một công ty truyền thông và thông tin hàng đầu thế giới - cho thấy,ắmbắtxuhướngđểthànhcôkết quả trận vigo có đến 2/3 DN Việt Nam cảm thấy tình hình kinh tế đã xấu đi, đặc biệt có đến 9% DN cho rằng tình hình kinh tế ở Việt Nam đang rất nghiêm trọng. Bởi hầu hết các DN (59%) cho rằng, lạm phát đang là mối quan ngại đặc biệt lớn nhất của các DN. Lạm phát tăng làm cho 54% người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu khi chỉ mua những thứ thiết yếu và cắt giảm hàng xa xỉ, 42% chủ động tìm kiếm và mua các sản phẩm khuyến mãi đặc biệt, 34% mua lượng hàng hóa ít hơn và 24% chuyển sang mua các nhãn hàng giá rẻ. Trong khi đó, chỉ có 7% người tiêu dùng cho rằng lạm phát không ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của họ.

Những tác động của khủng hoảng kinh tế, lạm phát cùng xu hướng tiêu dùng thay đổi đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các DN. Bằng chứng là, hơn nửa các nhà quản lý DN khi được hỏi đều cho rằng đang gặp phải mức giá tăng 2 chữ số của nguyên liệu đầu vào, cứ 5 DN thì có 1 DN phải đối mặt với mức tăng 20% hoặc hơn. Mà theo dự báo, lạm phát có thể tiếp tục tăng gần đến ngưỡng 2 con số nên các nhà quản lý DN đang tìm kiếm các giải pháp thay thế khác hơn là dựa vào tăng giá trực tiếp như: Chấp nhận lợi nhuận thấp, chọn nguyên liệu sản xuất, nhà phân phối có giá trị thấp hơn, cải thiện năng suất để giảm chi phí sản xuất, giảm bớt sản xuất…

“Lách” theo nhu cầu

Theo bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc khách hàng khu vực miền Bắc Công ty Nielsen, việc tăng giá sản phẩm là biện pháp khó tránh khỏi nhưng lại tồn tại nhiều rủi ro. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch bài bản và thận trọng, DN vẫn có cơ hội thành công. Bà Đặng Thúy Hà gợi ý, DN cần phải chú ý tới các biện pháp như: Nghiên cứu độ “co giãn” của giá sản phẩm để giảm thiểu rủi ro khi phải tăng giá sản phẩm, sử dụng các hình thức khuyến mãi liên quan tới giá sản phẩm để giảm bớt áp lực, chọn tăng giá sản phẩm có kích thước gói nhỏ, xem xét giảm kích thước gói hơn là tăng giá trực tiếp, kiểm soát chi phí sản xuất, chọn nguyên liệu và nhà cung cấp giá rẻ.

Điều quan trọng hơn cả là DN cần chủ động hơn trong việc nắm bắt nhu cầu tiêu dùng bằng cách thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ đáng giá đồng tiền của người tiêu dùng. Tức là, DN chú trọng nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm, xem đây là một ưu tiên trong chiến lược sản xuất năm 2012. Theo đó, DN cơ cấu lại danh mục sản phẩm, chọn lọc, nghiên cứu và sáng tạo sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở từng phân khúc thị trường, khách hàng và đặc biệt ưu tiên cải tiến chất lượng. Ngoài ra, DN cần chú ý đến việc xây dựng hình ảnh, chất lượng thương hiệu để giữ vững lòng trung thành của khách hàng thông qua việc cắt giảm chi phí trung gian, chi phí vận hành và cần giảm một phần nhỏ lợi nhuận, tăng cường khối lượng hàng hóa để bán ra trên thị trường.

Tuy nhiên, một điều mà các DN lâu nay không chú ý tới là giải thích rõ ràng, minh bạch về việc tăng giá. Hiện nay, trong các đợt tăng giá, đa phần DN đều không đưa ra lý do hoặc lấy lý do chung chung là chi phí nguyên liệu tăng, còn tăng cụ thể như thế nào lại không được đề cập đến. Vì thế, trong thời buổi khó khăn, sự thành thật và minh bạch luôn là chiến lược sáng suốt giúp DN có thể cạnh tranh với các đối thủ.

Phan Thu

推荐内容