发布时间:2025-01-10 20:21:17 来源:88Point 作者:La liga
Sau nhiều năm thảo luận,ỷbanQuảnlývốnnhànướctạiDNđãsẵnsànghoạtđộbang xep hang bong đa đuc bàn bạc về việc thành lập Cơ quan đại diện quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, vào tháng 1/2018, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác về thành lập Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Tổ trưởng (Tổ công tác số 66). Sang đầu tháng 2/2018, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 09/NQ-CP thành lập Uỷ ban này và Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Anh, Bí thư tỉnh uỷ Cao Bằng làm Chủ tịch Uỷ ban, Tổ phó Thường trực Tổ công tác số 66.
Trong 8 tháng qua, Tổ công tác với thành viên là lãnh đạo nhiều bộ, ngành đã tích cực xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Uỷ ban để đưa cơ quan trực thuộc Chính phủ này sớm đi vào hoạt động.
Không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động khi “về” Uỷ ban
Chủ tịch Uỷ ban Nguyễn Hoàng Anh cho biết công tác chuẩn bị thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt của Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp tích cực, có hiệu quả của các Bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, sự hợp tác, kết nối của các đối tác trong, ngoài nước và các doanh nghiệp dự kiến chuyển giao về Ủy ban. Ngoài ra, là sự đoàn kết, quyết tâm, nhất trí một lòng của toàn thể cán bộ công chức, người lao động, cán bộ biệt phái của các Bộ, ngành sang Ủy ban đã chung tay vượt qua khó khăn, chủ động nghiên cứu, tìm tòi và hoàn thành tốt mọi công việc đề ra, chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời và hoạt động của Ủy ban.
Ông Nguyễn Hoàng Anh đã khái quát 5 kết quả chính đã được Uỷ ban đạt được trong 8 tháng qua. Thứ nhất là cơ bản kiện toàn nhân sự, tổ chức của Ủy ban, trong đó Lãnh đạo Ủy ban trước mắt gồm chức danh Chủ tịch và một Phó Chủ tịch (bà Nguyễn Phú Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Giám sát, Bộ Kế hoạch và Đầu tư- PV); hoàn thành xây dựng Đề án về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc và tổ chức thành lập Hội đồng tuyển dụng để thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy trình, thủ tục tuyển dụng, tiếp nhận 50 biên chế trong năm 2018 và dự kiến năm 2019 sẽ tuyển dụng đủ 150 biên chế có chất lượng đáp ứng khối lượng công việc đề ra. Đồng thời, Ủy ban cũng đã xây dựng và đang tiếp tục kiện toàn đồng bộ công tác Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên theo đúng quy định.
Thứ hai, cơ bản hoàn thành hệ thống các quy chế nghiệp vụ và quản trị nội bộ (khoảng hơn 40 quy chế) để đảm bảo hoạt động Ủy ban ngay sau khi ra mắt. Thứ ba là hoàn thành xây dựng chuẩn bị kế hoạch hoạt động, xây dựng hệ thống thông tin hiện đại cho quản trị doanh nghiệp. Theo đó, Ủy ban sẽ áp dụng các tiêu chí quản trị hiện đại trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhằm tăng cường tính minh bạch, kịp thời, hiện đại theo xu thế cuộc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Theo đó, Uỷ ban đã triển khai xây dựng Phần mềm Bộ Chỉ số giám sát, đánh giá hiệu quả doanh nghiệp bao gồm các chỉ số để phân tích, đánh giá “sức khỏe” của DN, đặc biệt là có hệ thống cảnh báo các rủi ro về tài chính, quản trị (khả năng trả nợ, khả năng thanh toán...) như: Các chỉ số về tài chính, kinh doanh, đầu tư, lao động, nhân sự, tiền lương, quản trị theo chuẩn mực OECD... Các chỉ số đều có ngưỡng cảnh báo, khi có biến động vượt các ngưỡng an toàn, phần mềm sẽ tự động cảnh báo để ủy ban chỉ đạo rà soát, báo cáo đầy đủ và kịp thời với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền.
“Không cần đợi DN báo cáo chúng tôi mới có số liệu mà lúc nào Chính phủ, Thủ tướng cần là chúng tôi có để báo cáo ngay”, ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết.
Thứ tư, chủ động trong công tác chuẩn bị trụ sở, trang thiết bị làm việc và bước đầu đẩy mạnh hợp tác quốc tế hướng chuyên nghiệp. Và cuối cùng là chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, đồng bộ về thể chế pháp lý, quy trình, quy chế, nhân sự, cơ sở vật chất để Uỷ ban sẵn sàng để tiếp nhận các doanh nghiệp, quản lý thông suốt, không để hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, gián đoạn khi chuyển giao về Ủy ban.
Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu nhà nước của 19 doanh nghiệp được bàn giao về Uỷ ban này là trên 1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp hơn 2,3 triệu tỷ đồng, ước tương đương với khoảng 30% tổng giá trị tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết công việc cần triển khai ngay sau khi Ủy ban đi vào hoạt động chính thức là hết sức lớn và nặng nề và xác định thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu trong 2 năm tới là chỉ đạo triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2019 của các doanh nghiệp trên cơ cở thúc đẩy ứng dụng, đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, dịch vụ nâng cao giá trị gia tăng, tăng cường hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững.
Uỷ ban sẽ nghiên cứu, phối hợp với các doanh nghiệp đề xuất với Quốc hội, Chính phủ hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý vốn nhà nước và xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp phù hợp chiến lược phát triển ngành, nhu cầu của thị trường. Thúc đẩy sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Uỷ ban cũng tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, minh bạch hoạt động kinh doanh, điều hành của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
“Tôi tin rằng cùng với sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nêu trên và sự đồng tâm, nhất trí, đoàn kết của toàn thể cán bộ, công chức, người lao động, Ủy ban sẽ khắc phục trở ngại, vượt qua thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, từng bước lớn mạnh, thực hiện thành công các chủ trương, định hướng của Đảng đề ra trong việc đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp”, ông Nguyễn Hoàng Anh bày tỏ.
Kỳ vọng Uỷ ban sẽ khẳng định vai trò của kinh tế nhà nước
Tại phiên họp mới đây của Tổ công tác, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng bên cạnh sự ủng hộ của Đảng, Nhà nước và xã hội, Uỷ ban có định hướng hoạt động rõ ràng trên cơ sở các chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN đã được nêu trong Nghị quyết số 12 của Hội nghị Trung ương 5, Khóa XII và Nghị quyết số 97 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 12 của Đảng.
Mặt khác, những bài học thành công và cả những bài học thất bại trong quản lý DNNN thời gian vừa qua cũng sẽ giúp Ủy ban tiếp cận, triển khai công việc, kịp thời có những quyết sách, tham mưu cho Đảng, Chính phủ trong việc tiếp tục cơ cấu lại một cách toàn diện DNNN cả về chiến lược, tài chính, công nghệ, quản trị, nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo nguyên tắc thị trường, tạo bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng Uỷ ban cũng phải đối mặt với nhiều thách thức để xây dựng bộ máy, cán bộ tinh gọn, hiệu quả, có đủ năng lực quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn mực tiên tiến, phòng chốt triệt để thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong khối DNNN.
Kỳ vọng vào hiệu quả hoạt động của Uỷ ban, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mới đây cho biết mô hình hoạt động của Uỷ ban như hiện nay nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Đảng, Quốc hội, các chuyên gia kinh tế và cả các tư vấn độc lập như Ngân hàng Thế giới, PNB Paribas (Cộng hoà Pháp),... nhằm tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, hiệu lực và tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, khẳng định vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời, Uỷ ban sẽ góp phần tham mưu cho Đảng, Chính phủ trong việc cơ cấu, phân bổ lại hợp lý nguồn lực của nhà nước theo cơ chế thị trường, nhằm tối đa hoá hiệu quả sử dụng cho nền kinh tế quốc dân.
相关文章
随便看看