【giải bangalore super division ấn độ】Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu
时间:2025-01-11 04:22:30 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)
Hàng loạt thương hiệu quốc gia hội tụ tại Triển lãm Foodexpo 2019 | |
Trầy trật xây dựng thương hiệu quốc gia |
Định giá thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 12 tỷ USD so với năm 2018,ăngcườnghỗtrợdoanhnghiệpxâydựngvàpháttriểnthươnghiệgiải bangalore super division ấn độ đạt 247 tỷ USD |
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới” do Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương tổ chức ngày 15/11 tại TPHCM.
Ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương cho biết, Thương hiệu quốc gia là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển các thương hiệu mạnh. Qua đó nhằm quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Sau 16 năm triển khai, chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu. Chương trình cũng đã tôn vinh các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho thương hiệu quốc gia Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển thương hiệu.
Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Trưởng phòng Phát triển năng lực xúc tiến thương mại- Cục Xúc tiến thương mại cũng cho hay, theo thông tin mới nhất từ Brand Finance (tổ chức tư vấn hàng đầu về định giá thương hiệu quốc gia), trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019, Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỷ USD, tăng 12 tỷ USD, tương đương 5,4% so với con số 235 tỷ USD năm 2018 và xếp hạng thứ 42. Trong giai đoạn 3 năm qua, thứ hạng của Thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng 8 bậc và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh.
Theo bà Vân, có được kết quả này là nhờ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao thành tích xuất nhập khẩu, hỗ trợ thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp, và những dự báo tích cực về tăng trưởng GDP. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value).
Cùng với sự phát triển của Thương hiệu quốc gia Việt Nam, giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể. Nếu như đầu những năm 2000, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được xuất hiện trong bảng xếp hạng cuả các tổ chức quốc tế thì đến năm 2019, theo bảng xếp hạng của Forbes Việt Nam, tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu đạt trên 9,3 tỷ USD, trong đó trên 50% doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia như Thaco, Hoà Phát, Vinamilk, Habeco, Vietcombank, Vietnam Airlines, Cadivi, Viglacera, Saigontourist…
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Minh Chiến, bên cạnh những kết quả như trên, chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng còn những hạn chế nhất định về cơ chế, chính sách, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương, địa phương, nguồn lực, nhận thức về ý nghĩa và vai trò của thương hiệu.
Trong giai đoạn mới, để tăng cường hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng và để giải quyết dứt điểm những hạn chế nêu trên, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các bộ ngành và địa phương liên qua tham mưu cho Chính phủ xây dựng, bổ sung các quy định pháp lý hỗ trợ hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu.
Đặc biệt, tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam và Quyết định số 1320/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030.
Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, chương trình sẽ tập trung xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội của Thương hiệu sản phẩm. Cụ thể, chương trình đặt mục tiêu có trên 1.000 sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam; mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới.
Bên cạnh đó, 90% số lượng doanh nghiệp trên cả nước có nhận thức về vai trò của thương hiệu trong sản xuát, kinh doanh, đầu tư; 100% sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia được quảng bá trong nước và các thị trường xuất khẩu trọng điểm.
Ông Chiến cũng cho biết thêm, trong tháng 11 này, Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương sẽ ký thoả thuận với Brand Finance về hợp tác trong lĩnh vực thương hiệu nhằm phối hợp triển khai các hoạt động đào tạo, nâng cao nhận thức về thương hiệu và các hoạt động quảng bá, truyền thông về thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng như các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia VIệt Nam. Đồng thời, hai bên cũng lên kế hoạch cụ thể để hỗ trợ phát triển thương hiệu các ngành hàng có tiềm năng của Việt Nam như thực phẩm, dệt may, da giày, đồ gỗ…
猜你喜欢
- Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- 5 tổng công ty giao thông đã hợp nhất về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
- Đến lượt Viettel tăng giá bán iPhone 4
- Kiểm chặt hồ sơ hoàn thuế GTGT
- Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- Khởi công giai đoạn 2 dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống
- Hướng dẫn một số nội dung về đăng ký, quản lý cư trú
- Bác sĩ cảnh báo tác hại khôn lường của việc uống cà phê khi bụng đói
- Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình