当前位置: 当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【soi keo barcelona】Đảm bảo khách quan trong việc khoanh nợ, xóa nợ thuế 正文

【soi keo barcelona】Đảm bảo khách quan trong việc khoanh nợ, xóa nợ thuế

2025-01-10 22:53:04 来源:88Point 作者:Cúp C2 点击:324次

cục thuế hà nội

Người nộp thuế đăng ký làm thủ tục hành chính thuế tại bộ phận "một cửa" Cục Thuế Hà Nội. Ảnh: NM.

PV:Như ông đã biết,Đảmbảokháchquantrongviệckhoanhnợxóanợthuếsoi keo barcelona Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách. Theo ông, các cơ quan chức năng phải làm thế nào để việc khoanh nợ, xóa nợ đảm bảo hiệu quả, chặt chẽ, đúng với tinh thần nghị quyết?

- Ông Nguyễn Đức Nghĩa:Nghị quyết về xử lý nợ thuế vừa được Quốc hội thông qua thể hiện sự thấu hiểu, chia sẻ rất lớn của Nhà nước, Quốc hội đối với những khó khăn, phức tạp của công tác thu ngân sách. Đồng thời, nghị quyết cũng đặt ra trách nhiệm rất lớn đối với cơ quan thuế để hoàn thành trách nhiệm xóa nợ đúng theo các mục tiêu mà Quốc hội yêu cầu.

Do đó, bên cạnh các nguyên tắc thông thường như phải tuân thủ quy định của pháp luật, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền và bảo đảm điều kiện, hồ sơ, quy trình, thủ tục… thì sự khác biệt của nghị quyết là việc truy cứu trách nhiệm của cá nhân có liên quan trong công tác xử lý nợ thuế.

Để thực hiện nghị quyết, cơ quan thuế trước hết phải xác định đúng số thuế còn nợ của các tổ chức, cá nhân, bao gồm tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp. Trong quá trình thống kê số nợ thuế, cơ quan thuế sẽ phân loại số nợ, nợ cũ tồn đọng hay nợ mới phát sinh, các nguyên nhân phát sinh nợ… Từ đó đề xuất phương án khoanh nợ, hay xóa nợ cho từng đối tượng.

ông nguyễn đức nghĩa
      Ông Nguyễn Đức Nghĩa

Trên thực tế, việc phân loại nợ thuế là một công việc khó khăn, khi hầu hết số nợ đã tồn tại từ lâu, trong khi đó công tác quản lý dữ liệu thủ công trước kia chưa được hoàn hảo, nhân sự quản lý phân tán.

Hơn nữa, nghị quyết chưa quy định rõ các trường hợp xử lý đặc biệt, ví dụ như trường hợp một cá nhân là đại điện pháp nhân nhiều doanh nghiệp, phát sinh nợ thuế ở nhiều nơi; hoặc trường hợp công ty mẹ, tập đoàn có nợ thuế ở nhiều công ty con, ở nhiều địa phương khác nhau… Do đó, cơ quan thuế cần xây dựng thông tư hướng dẫn xử lý nợ để có thể bao quát hết các trường hợp xử lý, nhằm đảm bảo yêu cầu của nghị quyết.

PV:Như ông nói thì khối lượng công việc của cơ quan thuế trong việc giải quyết xóa nợ thuế là rất lớn. Vậy trong quá trình thực hiện, cơ quan thuế cần phải làm như thế nào để việc xóa nợ, khoanh nợ đảm bảo chặt chẽ, nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến tiến độ xử lý các nhiệm vụ chuyên môn khác, thưa ông?

- Ông Nguyễn Đức Nghĩa:Nghị quyết quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan như: chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký kinh doanh, công an, ngân hàng, tòa án, kiểm toán nhà nước… trong công tác xử lý nợ thuế.

Bên cạnh đó, cơ quan thuế có thể nghiên cứu sử dụng phù hợp các nguồn lực xã hội hiện có trong việc thống kê xử lý nợ như: các đại lý thuế, công ty kế toán, kiểm toán độc lập, các quản tài viên (cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp)…

Đây là những đơn vị dịch vụ công chuyên ngành, có hiểu biết nghiệp vụ, có thể đáp ứng yêu cầu, giúp cơ quan thuế giảm áp lực nhân sự để tập trung công tác thanh kiểm tra và thu thuế thường xuyên.

PV:Theo nghị quyết, Chủ tịch UBND tỉnh được quyền xóa nợ đến dưới 5 tỷ đồng. Theo ông, cơ quan thuế phải có sự phối hợp như thế nào để việc xóa nợ đảm bảo khách quan, đúng thẩm quyền?

- Ông Nguyễn Đức Nghĩa:Để có số liệu chính xác, thì việc xác định số nợ phải rất khách quan, đúng quy định. Để làm được việc này, trước hết cần có sự tham gia của các cơ quan chức năng được quy định trong nghị quyết. Bên cạnh đó, có thể huy động sự tham gia của bên thứ ba độc lập như: các đại lý thuế, công ty kế toán, kiểm toán độc lập… nhằm có thể chia sẻ công việc với cơ quan thuế.

Bên cạnh yêu cầu công khai, minh bạch, nghị quyết cũng quy định cần có sự giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và giám sát của người dân. Như vậy, người dân được xác định là một chủ thể quan trọng trong công tác giám sát xử lý nợ.

Muốn vậy, thông tin xử lý nợ cần được chuyển tải công khai đến người dân. Cơ quan thuế có thể thực hiện tương tự việc công khai số thuế khoán với hộ kinh doanh ở địa phương. Đó là việc dán công khai danh sách số thuế được khoanh, xóa nợ tại UBND phường, xã và thông báo số xử lý nợ lớn trên báo chí như việc công khai số nợ thuế gần đây. Với vai trò là chủ thể nhà nước và chủ thể xã hội, người dân có quyền và có trách nhiệm tham gia vào hệ thống giám sát này.

Nghị quyết đã quy định thẩm quyền xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với tổ chức và cá nhân. Để thực hiện tốt vấn đề này, cơ sở dữ liệu ban đầu là rất quan trọng. Đặc biệt lưu ý các trường hợp tổ chức, cá nhân, hoặc cá nhân là chủ nhiều công ty có nợ tồn đọng ở nhiều loại thuế, nhiều địa phương khác nhau.

Nếu tính cho loại thuế, một chủ thể, một địa phương thì số nợ thuộc thẩm quyền xử lý ở cấp thấp. Tuy nhiên, nếu tính tổng số thì số nợ sẽ có thể gấp vài lần. Do đó, khả năng trốn tránh bằng việc chia nhỏ số nợ thuế là hoàn toàn có thể xảy ra, nhằm hạn chế sự giám sát của cơ quan thuế cấp cao.

Nói tóm lại, nghị quyết xử lý nợ là chính sách tiến bộ, hợp lý và tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý thuế. Do đó, cơ quan thuế cần có sự nghiên cứu, suy xét và triển khai hết sức cẩn trọng, khách quan để đáp ứng sự kỳ vọng của cộng đồng, đảm bảo sự công bằng xã hội và tạo niềm tin, động lực cho người nộp thuế tích cực thực hiện nghĩa vụ thuế.

PV:Xin cảm ơn ông!

Nhật Minh (thực hiện)

作者:Nhà cái uy tín
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜