【soi keo vip】Rượu ngâm rễ cây là thuốc bổ hay thuốc độc

时间:2025-01-11 17:07:48 来源:88Point

Uống rượu ngâm rễ cây... lá ngón

Ngày 8-12,ượungâmrễcâylàthuốcbổhaythuốcđộsoi keo vip Bệnh viện đa khoa Khu vực Bồng Sơn (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) tiếp nhận cấp cứu ông Đinh Văn G (60 tuổi, xã An Trung, huyện An Lão) và bà Đinh Thị C (55 tuổi, cùng quê với ông G) trong tình trạng chết lâm sàng, ngưng tim, ngưng thở. Đến hơn 15h cùng ngày, bà C tử vong, còn ông G được hỗ trợ thở máy, huyết áp tăng trở lại nhưng đến 5h sáng 9-12 cũng tử vong. Được biết, trước đó, cả 2 trường hợp này cùng uống một loại rượu ngâm lá, rễ cây rừng nhưng không rõ là cây gì. Sở Y tế Bình Định bước đầu xác định, chai rượu gây ngộ độc cho 2 nạn nhân nói trên có ngâm rễ cây lá ngón.  

Một ca ngộ độc rượu được cấp cứu ở Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai

 Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai thường xuyên tiếp nhận các ca cấp cứu do ngộ độc rượu ngâm rễ cây. Ảnh: ANTĐ

Ngộ độc tập thể rượu ngâm rễ cây

Theo tin từ Trung tâm Y tế huyện Mường Khương cho biết, vụ ngộ độc xảy ra sáng ngày 07/11, tại gia đình nhà Ông Lù Lèng Séng (thôn Tùng Lâu 2, Thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai). Trong bữa ăn gia đình có các món gồm: thịt thủ lợn luộc, canh rau cải, rượu ngô trắng và một chai rượu ngâm rễ cây (theo tiếng địa phương bà con gọi là cây sảm hóa có tác dụng chữa đau lưng).

Sau khi kết thúc bữa ăn, uống rượu ngâm dễ cây này, cả 4 người uống rượu cùng có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, hai mắt díp lại không mở được. Ông lù Lèng Séng đã tử vong, còn 03 người tiếp tục được cấp cứu điều trị. Ngay sau khi nhận được thông tin Chi cục ATVSTP tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Mường Khương tiến hành điều tra xác minh tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc. Qua điều tra xác minh bước đầu cho thấy: bệnh nhân ngộ độc và tử vong do uống rượu ngâm rễ cây và căn nguyên là độc tố tự nhiên có trong rễ cây.

Dễ dàng mua rễ cây ngâm rượu ngoài đường

Trên Quốc lộ 13 đoạn gần ngã tư Bình Phước (Q.Thủ Đức, TPHCM), chàng thanh niên chở xe rễ cây hét giá: "Ba kích 400 ngàn đồng/kg, đinh lăng 200 ngàn đồng. Bác mua ba kích đi, hàng này hiếm, ngày nay cháu lấy được có 5kg, bán sáng giờ hết 3kg rồi. Mua hết em bớt cho bác". Chàng trai bán dạo này cho biết những rễ cây quý này có nguồn gốc từ miền Tây Bắc, đưa vào Nam bằng xe đò.

"Sáng nào em cũng phải chực ở bến xe từ tờ mờ mới lấy được hàng. Hàng xuống xe là giành giật nhau ghê lắm. Rễ này đang được những bợm rượu chuộng vì nghe đâu có tác dụng "ông uống bà khen". Hàng ngày em bán được gần cả tạ đấy bác ạ”. Quan sát trên xe,  chỉ có một củ đinh lăng còn nguyên nhánh lá và gốc, số còn lại trống trơ. Thực tế không ít người đã mua phải củ giả.

Rễ cây ngâm rượu bán nhan nhản nhưng khó phân biệt thật giả

Rễ cây ngâm rượu bán nhan nhản nhưng khó phân biệt thật giả. Ảnh minh họa

Ông Lê Hữu Đức (P. Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương) là một trong những nạn nhân kể lại: "Tôi mua 1kg rễ ba kích và 2kg đinh lăng từ những tay bán dạo này về ngâm rượu. Mua về ngâm mới biết bị lừa, chỉ có củ tôi chọn còn lá là đinh lăng, số còn lại toàn là củ cây rừng. Tôi đem củ ba kích đi nhờ một thầy thuốc đông y xem giùm, thầy thuốc khẳng định "toàn là rễ cây tạp nham". 

Cẩn thận kẻo rước họa vào thân

Theo TS.BS Nguyễn Kim Sơn, Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, trong các loại rễ, lá, củ quả của cây rừng, có nhiều loại chứa độc tố tự nhiên. Chẳng hạn, như rễ cây Ấu tàu có chứa chất aconitin, có thể gây độc với hàm lượng 1 - 6mg, nếu ngộ độc nhẹ, có cảm giác như kiến bò, cảm thấy đầu và lưỡi to ra, tê đầu các chi, chóng mặt, loạng choạng...

Nếu nặng hơn sẽ bị tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, hôn mê, suy hô hấp, tử vong. Rất nhiều người vẫn lầm tưởng, nghĩ rằng cứ đem cây, rễ cây, lá hay động vật nào đó có công dụng chữa bệnh, bổ dưỡng ngâm vào rượu rồi uống sẽ có tác dụng chữa bệnh song thực tế không phải như vậy. Mới đây, Cục ATTP đã cảnh báo về một số trường hợp tử vong sau khi uống rượu ngâm rễ cây, trong đó nhấn mạnh, không phải cái gì ngâm rượu cũng có công dụng bổ dưỡng, chữa bệnh, thậm chí nếu ngâm rượu không đúng cách có thể sẽ gây ngộ độc, tử vong.

TS Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Quản lý ngộ độc thực phẩm - Cục ATTP phân tích, các vụ ngộ độc rượu chủ yếu là do uống rượu quá nhiều, rượu ngâm với các loại động vật, rễ, củ, quả có độc tính cao… hoặc ngâm không đúng định lượng. Do đó, người dân tuyệt đối không uống rượu pha chế, rượu ngâm với lá, rễ cây độc, phủ tạng động vật không rõ độc tính, mật cá... 

Thái Hà(Tổng hợp từ Công AN TPHCM, Dân trí và ANTĐ)

Khuyên tai chứa hóa chất độc hại với sức khỏe
推荐内容