您的当前位置:首页 > La liga > 【kết quả trận nurnberg】Đại biểu Quốc hội lo lắng “chảy máu” nguồn lực đất đai 正文

【kết quả trận nurnberg】Đại biểu Quốc hội lo lắng “chảy máu” nguồn lực đất đai

时间:2025-01-25 21:01:51 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Đại biểu Quốc hội: Giải quyết “nút thắt” giúp doanh nghiệp vực dậy hậu Covid-19Phát biểu của Chủ tịc kết quả trận nurnberg

Đại biểu Quốc hội: Giải quyết “nút thắt” giúp doanh nghiệp vực dậy hậu Covid-19
Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội tại Phiên họp Đại hội đồng AIPA-42
Đưa tài nguyên đất đai trở thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn
 Toàn cảnh thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 10/1/2022. 	Ảnh: quochoi.vn
Toàn cảnh thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 10/1/2022. Ảnh: quochoi.vn

Cần xử lý chênh lệch địa tô

Tại Tờ trình, Chính phủ đề nghị sửa theo hướng, ngoài đất ở hợp pháp, nhà đầu tư có quyền sử dụng các loại đất khác để đầu tư xây dự án nhà ở thương mại. Điều kiện là các dự án đất này đã được quy hoạch, có trong kế hoạch sử dụng đất của cơ quan chức năng theo luật về đất đai, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng...

Đánh giá cao việc Chính phủ đề nghị sửa quy định, song đại biểu Ngô Trung Thành (Đắk Lắk), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, vấn đề này không hề đơn giản, cần xem xét thấu đáo, đánh giá kỹ tác động, nhất là những tiêu cực có thể xảy ra. Vị này phân tích, nếu thực hiện đấu giá và đấu thầu thì giá trị địa tô mang lại cho nhà nước rất lớn. Cụ thể như ở Thủ Thiêm vừa qua đấu giá 1 ha đất đem lại 24.500 tỷ đồng, trong khi nếu chuyển đổi thông thường và chủ đất nộp tiền chuyển đổi cao nhất khoảng 100 triệu đồng/m2 thì ngân sách chỉ thu khoảng 1.000 tỷ đồng, chưa bằng số lẻ từ đấu giá.

“Vì vậy, theo dự thảo sửa đổi sẽ dẫn đến chênh lệch địa tô cơ bản thuộc về chủ dự án là không hợp lý. Đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước cho phép chuyển đổi làm cho giá trị đất tăng lên rất lớn thì chênh lệch địa tô cơ bản phải thuộc Nhà nước, thuộc về nhân dân. Sửa theo hướng trên có thể giải thoát cho dự án nhưng lợi cho chủ dự án, cho người gom đất, còn Nhà nước sẽ “chảy máu” nguồn lực đất đai”, đại biểu đoàn Đắk Lắk nói.

Nhìn nhận sửa đổi theo hướng trên, người nào gom được nhiều đất khả năng cao sẽ được chấp nhận đầu tư có thể dẫn đến trình trạng gom đất, đẩy giá đất lên cao, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, khiếu tại tố cáo do sự chênh lệch giá bồi thường và giá thực tế, đại biểu Ngô Trung Thành đề nghị Quốc hội tạm thời chưa nên sửa như đề xuất. Bên cạnh đó, vị đại biểu đoàn Đắk Lắk cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu đánh giá tác động, xử lý được chênh lệch địa tô trong Luật Đất đai để tháo gỡ vướng mắc và phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển đất nước, đảm bảo hài hoà lợi ích Nhà nước, DN và người sử dụng đất.

Tương tự, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phân tích, việc sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở) thực chất là mở rộng quyền cho người sử dụng đất hợp pháp, giải quyết nhanh việc công nhận chủ đầu tư nhưng hậu quả có thể gây ra thất thoát.

“Đề nghị cân nhắc điểm này, nếu sửa thì phải ghi cụ thể tính tiền đất theo giá thị trường”, đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Đề xuất 2 phương án

Giải trình làm rõ các ý kiến đại biểu Quốc hội nêu về nội dung sửa đổi quy định về hình thức sử dụng đất để thực hiện các dự án nhà ở thương mại tại Điều 75 của Luật Đầu tư hay còn gọi là Điều 23 của Luật Nhà ở, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đề xuất sửa đổi Điều 75 Luật Đầu tư để cho phép các nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất, gồm cả 3 loại đất, đó là đất ở; đất ở và các loại đất khác; các loại đất khác mà không phải là đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại theo phương thức chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư và không phải qua đấu giá, đấu thầu.

Nhằm kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi, tránh lợi dụng chính sách để chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan, nội dung đề xuất sửa đổi của Chính phủ đã quy định loại trừ tất cả các trường hợp phải thu hồi đất theo quy định, bao gồm cả thu hồi đất để đấu giá, đấu thầu theo quy định của Luật Đất đai hay bán tài sản công theo Luật Tài sản công; bổ sung quy định khi chuyển mục đích sử dụng đất thì phải theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

“Qua nghe ý kiến của các đại biểu, tôi cũng thấy đây là một vấn đề rất lớn, rất khó. Nếu không xử lý, giải quyết sẽ ách tắc, không khơi thông được các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, nếu làm không chặt chẽ, không thận trọng có thể sẽ gây hậu quả như các đại biểu đã nêu. Vấn đề này liên quan đến rất nhiều các luật, chính sách về đất đai, xây dựng, đầu tư cần được nghiên cứu và đánh giá thật cẩn thận trọng và đầy đủ hơn, đảm bảo chặt chẽ, hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người dân", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Qua ý kiến của các đại biểu Quốc hội và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban soạn thảo đề xuất 2 phương án. Thứ nhất là phương án theo Chính phủ trình, với việc phải rà soát lại chặt chẽ quy định về việc chuyển mục đích sử dụng đất. Các việc định giá, đánh giá phải nộp cho ngân sách khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Phương án 2 là theo đề xuất của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội là đề nghị xây dựng một đề án thí điểm riêng để áp dụng hình thức sử dụng đất khác mà không phải là đất ở để trình cho Quốc hội vào kỳ họp thứ ba, tháng 5/2022 đối với những người đang có quyền sử dụng đất và phù hợp với cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.