【cup colombia】Xoá điểm trường lẻ: Quy luật của phát triển giáo dục
Hệ thống trường, lớp của Cà Mau được hình thành trên cơ sở phân bố dân cư, nhu cầu giáo dục của Nhân dân. Thời điểm khó khăn của giáo dục, hàng ngàn điểm trường lẻ đã phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ xoá mù chữ, nâng cao mặt bằng dân trí, tạo cơ hội cho tất cả mọi người tiếp cận với tri thức. Tuy nhiên, khi bước vào thời kỳ phát triển, ngành giáo dục đặt ra những đòi hỏi và mục tiêu cao hơn, các điểm lẻ lại trở thành sức cản lớn đối với toàn ngành.
Hệ thống trường, lớp của Cà Mau được hình thành trên cơ sở phân bố dân cư, nhu cầu giáo dục của Nhân dân. Thời điểm khó khăn của giáo dục, hàng ngàn điểm trường lẻ đã phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ xoá mù chữ, nâng cao mặt bằng dân trí, tạo cơ hội cho tất cả mọi người tiếp cận với tri thức. Tuy nhiên, khi bước vào thời kỳ phát triển, ngành giáo dục đặt ra những đòi hỏi và mục tiêu cao hơn, các điểm lẻ lại trở thành sức cản lớn đối với toàn ngành.
Phó Giám đốc Sở GD&ÐT Cà Mau Lê Hoàng Dự phân tích: “Xu thế gom, ghép các điểm lẻ để đầu tư tập trung cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục là tất yếu. Cà Mau đã giải quyết được về cơ bản vấn đề giao thông, điều kiện đi lại của học sinh đã vô cùng thuận tiện, những điểm lẻ hết vai trò thì kiên quyết không thể tồn tại”. Trừ những vùng nông thôn sâu có điều kiện đặc biệt khó khăn, hoặc vùng ven biển bị chia cách về giao thông, các điểm lẻ tại những địa phương khác đã bị xoá, góp phần hình thành diện mạo mới của giáo dục tỉnh nhà.
Xoá phải đúng quy trình
Huyện Thới Bình được đánh giá là địa phương có bước tiến lớn trong việc giải quyết vấn đề điểm trường lẻ khi từ 105 điểm lẻ (năm học 1996) tới nay toàn huyện chỉ còn 42 điểm.
Trường tiểu học thị trấn Thới Bình B đang cố gắng xoá các điểm lẻ để nâng cao chất lượng dạy và học. |
Phó Trưởng Phòng GD&ÐT huyện Thới Bình Nguyễn Thanh Sang thông tin: “Huyện có được thuận lợi là hệ thống giao thông phát triển, chuyện đi lại học tập của học sinh ngày càng thuận lợi. Ðây cũng là cơ sở để tiến hành ghép và xoá điểm lẻ”. Ðánh giá về vai trò của điểm lẻ, ông Sang không phủ nhận những thành quả to lớn mà loại hình lớp bám dân này đã đạt được. Tuy nhiên, điều kiện hiện tại khi các trường tiến hành xây dựng trường đạt chuẩn, đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại thì chuyện xoá điểm lẻ là tất yếu.
Cách làm của Thới Bình cho thấy kinh nghiệm thực tiễn quý báu, xoá điểm lẻ phải đúng quy trình, được dân ủng hộ, phục vụ cho mục tiêu cao nhất là lợi ích của học sinh. Huyện cũng gặp vài trường hợp đáng tiếc, khi việc xoá điểm lẻ lại vấp phải phản ứng của bà con. Ông Sang chia sẻ: “Phải cùng với chính quyền tổ chức họp dân, thuyết phục và giúp bà con nhận thấy lợi ích to lớn, thiết thực của việc làm này”.
Hiện tại, Thới Bình có 22/58 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Ông Sang cho biết: “Trong xây dựng trường đạt chuẩn, khó nhất là vốn, mà nếu còn điểm lẻ thì vốn đầu tư sẽ không tập trung, việc đầu tư vì thế không hiệu quả. Ghép điểm lẻ, đưa học sinh về cơ sở chính là việc làm cần thiết để các em được học tập trong môi trường giáo dục tốt nhất”. Ðối với bậc tiểu học, quá trình đổi mới với các mô hình hiện đại như VNEN, SEQAP thì việc làm trên càng trở nên bức thiết.
Vẫn còn khó khăn
Tìm hiểu sâu hơn về những khó khăn của các trường học có nhiều điểm lẻ, chúng tôi đến thăm Trường Tiểu học thị trấn Thới Bình B. Nói là trường thị trấn nhưng cơ sở giáo dục này có 3 điểm lẻ, điểm xa nhất trên 3 cây số. Thầy Trịnh Văn Linh, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin: “Các điểm lẻ hình thành do bị con sông chia cắt, điều kiện đi lại của học sinh giai đoạn trước khó khăn. Nhà trường luôn nỗ lực để cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục của các điểm này ngang với mặt bằng điểm chính, tuy nhiên, trường vẫn gặp khó vì 11 lớp ở 3 điểm lẻ, 14 thầy, cô giáo quản lý, giảng dạy, nhìn chung so với điểm chính có sự khác biệt”.
Trong khi tại cơ sở chính, nhà trường đã tổ chức được bữa ăn bán trú cho học sinh, phòng học, phòng chức năng cơ bản, thì ở các điểm lẻ, việc xây dựng cơ sở vật chất chỉ cầm chừng, một số điểm có thể nói là khá thiếu thốn. Lộ trình đề ra là các điểm lẻ sẽ được ghép, từ đó tập trung xây dựng để nhà trường đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn. Thầy Linh cho biết thêm: “Ðây là mong mỏi của nhà trường, cũng là để học sinh có điều kiện giáo dục tốt hơn. Các điểm lẻ đã có nhiều đóng góp, nhưng cũng phải quyết tâm xoá phục vụ cho những mục tiêu lớn hơn”.
Ông Nguyễn Thanh Sang khẳng định: “Các điểm lẻ hiện còn tồn tại, trong thời gian ngắn sẽ duy trì, có lộ trình ghép nhập từ từ. Bởi nhiều nơi điều kiện vẫn khó khăn. Toàn ngành xác định, xoá điểm lẻ nhưng phải phù hợp với thực tế, có được sự ủng hộ và không gây khó khăn cho Nhân dân”. Tâm lý phụ huynh có lẽ ai cũng muốn con em học gần nhà, nhưng nếu đó là những điểm lẻ đã không còn phù hợp thì so với học sinh được học ở nơi được đầu tư hiện đại, không khí giáo dục sôi động, hào hứng thì sự khác biệt là vô cùng lớn.
Ðã đến lúc cần giải quyết bài toán điểm trường lẻ linh động, phù hợp nhưng cũng phải quyết liệt. Có như vậy sự đầu tư cho giáo dục mới tập trung, học sinh Cà Mau sớm được thụ hưởng môi trường giáo dục hiện đại./.
Bài và ảnh: Quốc Rin